Thương hiệu cá nhân là gì?

Thương hiệu cá nhân của bạn thể hiện cách thế giới nhìn nhận bạn. Một số người thành công trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân còn được gọi là “có tiếng trong nghề” hoặc là “bộ mặt” của tổ chức, thương hiệu, nhãn hàng... Nhưng điều đó không có nghĩa là những sinh viên mới ra trường hay một nhân viên tầm trung không thể xây dựng thương hiệu cho riêng mình.

{keywords}
Thương hiệu cá nhân đã thể hiện đúng “bộ mặt” của bạn chưa?

Thương hiệu cá nhân là sự kết hợp giữa điểm mạnh, kỹ năng và những phẩm chất độc đáo mà bạn mang lại trong công việc. Và điều này cực kỳ quan trọng khi bạn tìm kiếm việc làm. Ngày nay, nhà tuyển dụng muốn biết nhiều hơn về ứng viên, không chỉ là trình độ học vấn, quá trình làm việc và các kỹ năng kỹ thuật. Họ cũng quan tâm đến tài năng và khả năng - những phẩm chất độc đáo khiến bạn khác biệt với những ứng viên khác. Vì thế, bạn nên biết cách tiếp thị cho chính mình.

Đây là sản phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp của bạn: danh tiếng của bản thân. Và điều này cần được thể hiện đầy đủ trong suốt quá trình tiếp xúc khách hàng - nhà tuyển dụng: từ CV, mạng xã hội cho đến phỏng vấn.

Các bước xác định thương hiệu cá nhân

Lập danh sách các công việc, vai trò đã đảm nhiệm. Đánh giá các vị trí mà bạn đã làm tốt nhất, viết ra những kỹ năng đáng chú ý nhất trong quá trình làm việc tại đó.

Viết ra các từ mô tả tốt nhất về bạn. Nếu gặp khó khăn, thử hỏi những đồng nghiệp đã gắn bó với bạn: các sếp, đồng nghiệp cũ và đồng nghiệp hiện tại.

Khám phá lại các thành tích mà bạn từng được ghi nhận: thưởng doanh số, nhân viên xuất sắc, thành viên tích cực...

Kết hợp tất cả các danh sách, nhìn lại một cách tổng quan và nhóm thành các hoạt động chính trong sự nghiệp. Mục tiêu là tìm ra những thông tin nổi bật nhất thể hiện các điểm mạnh của bạn. Đó chính là xương sống cho Thương hiệu cá nhân.

Xác định mục tiêu công việc của bạn: nấc thang tiếp theo trong sự nghiệp là gì? Bạn muốn một vị trí cao hơn hay là thay đổi hoàn toàn ngành nghề?... Đánh giá xem những nội dung đã tìm ra có hỗ trợ được mục tiêu đó không?

Nhìn lại một lần nữa danh sách kinh nghiệm: phân biệt giữa điều khiến bạn thích nhất ở mỗi vị trí và điều bạn mong muốn hiện tại. Bạn tỏa sáng nhất ở vai trò nào và tại sao? Bạn có muốn được biết đến với vai trò tương tự trong 5 năm tiếp theo không? Hãy cân nhắc những điều bạn muốn được mọi người biết đến nhất với tư cách là một người làm việc chuyên nghiệp.

{keywords}
Hãy thể hiện “khả năng chiến đấu” qua thương hiệu cá nhân

Cập nhật thương hiệu cá nhân

Kiểm tra sự hiện diện trực tuyến của bạn

Bạn là ai trên thanh công cụ tìm kiếm của Google? Có bao nhiêu kết quả nhắc đến tên bạn? CV của bạn có xuất hiện ở trang đầu tiên không? Nếu không, rất có thể tên của bạn trên các tài khoản mạng xã hội, website không được viết chính xác như tên trên CV.

Trên trang kết quả đầu tiên về bạn, có điều gì không như ý không? Nếu có, nhớ là đừng bấm vào đường link đó nhiều lần, cũng như tránh chia sẻ nó ở bất kỳ đâu để không đẩy đường link này lên đầu trên danh sách tìm kiếm.

Tạo nhiều nội dung trực tuyến về tên tuổi của mình hơn

Trước hết, hãy vào tài khoản cá nhân trên CareerBuilder, chọn Hồ sơ CareerBuilder - cập nhật các thông tin, thành tích, kinh nghiệm - chọn tính năng mới Chia sẻ hồ sơ.

Chia sẻ mã QR code hoặc địa chỉ liên kết trên các website nghề nghiệp, các mạng xã hội phổ biến: LinkedIn, Facebook, Fanpage cá nhân, Twitter, Behance, Youtube… Những nội dung “chính danh” được cập nhật này có thể đẩy bớt các kết quả không mong muốn sang các trang sau trên công cụ tìm kiếm của Google.

Bạn đã sẵn sàng khoe thương hiệu cá nhân của mình trên khắp các “mặt trận” tuyển dụng chưa?

Vĩnh Phú