1. Na không hạt
Ngoài ưu điểm "miễn" cho người ăn khỏi phải nhằn hạt, na không hạt còn được ưa chuộng vì mùi vị ngọt thanh, thịt trắng dai. Quả na không hạt khá lớn, năng suất cao hơn hẳn so với giống na truyền thống, cá biệt có những trái nặng gần 1kg.
Thời gian qua, nông dân ở huyện Định Quán (Đồng Nai) đã trồng thành công giống mãng cầu (miền Bắc gọi là quả na) không hạt.
Được biết, na không hạt có xuất xứ từ Thái Lan đã và đã du nhập vào nước ta mấy năm gần đây. Na không hạt có chiều cao tối đa 4m, tán rộng trong 2m, lá bản to, dài, xanh đậm hơn so với giống na truyền thống.
So với giống na truyền thống, na không hạt có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Năng suất cho trái nhiều, sinh trưởng tốt và cây phát triển cao. Tỉ lệ hạt của cây na Thái ít hơn tỉ lệ hạt của các giống cây na hiện nay (hạt chỉ chiếm 20-30%). Nhờ những đặc điểm ưu việt trên, loại trái cây này hiện được thị trường khá ưa chuộng vì mùi vị ngọt thanh, thịt trắng dai và không có hạt.
2. Mít không hạt
Mít không hạt có màu xanh, không thơm nồng nặc như các giống mít thông thường. Mít không hạt được thương lái mua tại vườn với giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg.
Mít không hạt khi bổ ra hoàn toàn không có nhựa, múi và xơ có màu vàng, vị ngọt thanh và có thể ăn cả xơ. Nhiều người từng ăn loại mít không hạt này, họ mô tả vị của nó giống như sữa chua.
Một trái mít không hạt có thể nặng lên đến 20kg. Với giá khoảng 50.000 đồng/kg, khách hàng phải trả hơn triệu đồng cho một trái mít nhưng vẫn đắt khách.
3. Vải không hạt
Vải không hạt là loại trái cây nhập ngoại xuất xứ từ Nhật Bản. Vải không hạt được trồng phổ biến tại Miyazaki – Đây là một vùng đất khá nổi tiếng về nhiều loại trái cây độc, lạ và ngon của Nhật Bản.
So với vải thiều Bắc Giang lập kỷ lục với bình quân 32.000 đồng mỗi kg thì vải không hạt Nhật Bản nhập về có giá gấp hơn 150 lần, lên đến 5 triệu đồng/kg. Mỗi hộp vải nặng 200 gram, gồm 8 quả. Như vậy, tính ra mỗi quả vải có giá gần 125.000 đồng.
Khi ăn, người dùng chỉ cần tách đôi rãnh ngay thân vỏ và ăn trọn phần thịt bên trong, được quảng cáo là 'dày như thạch jelly, ngọt thơm như kẹo sữa'.
4. Bơ không hạt
Dù có giá khá đắt nhưng bơ không hạt vẫn được người dùng ưa chuộng bởi vị ngọt, béo, không ngậy và ít bị hao hụt như nhiều loại khác.
Bơ không hạt đang là loại bơ được săn đón và thực khách chờ đợi nhiều nhất. Không chỉ lùng mua tại các cửa hàng, đại lý, chợ mạng, nhiều người còn đến tận vườn để mua trái bơ lạ làm quà biếu.
Đây là giống bơ mới được phát hiện ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, giống bơ này chưa được trồng nhiều tại vùng đất Tây Nguyên. Chính vì thế, bơ không hạt đang có giá khá đắt 100.000 đến 120.000/kg.
Nơi đầu tiên phát hiện ra giống bơ không hạt là vùng đồng bào Ede tại Cugar, tỉnh Đắk Lắk. Giống bơ không hạt thu hoạch muộn hơn so với các loại bơ khác. Thông thường bơ này thu hoạch vào cuối tháng 6 âm lịch. Người làm vườn cũng gọi chúng là bơ trái mùa.
Một ưu điểm chiếm lợi thế nữa của bơ không hạt đó là do kích thước bơ nhỏ nên rất phù hợp cho các bé ăn dặm, ăn quả nào hết quả đó và luôn giữ nguyên quả tươi ngon.
5. Bưởi da xanh không hạt
Với đam mê lai tạo giống để cho ra đời những cây, giống mới, biến những trái cây có hạt thành không hạt cho năng suất cao, "ông trùm cây không hạt" Lê Văn Xê (Bắc Tân Uyên, Bình Dương) mày mò nghiên cứu, chiết ghép thành công bưởi da xanh "có hạt" thành giống bưởi da xanh "không hạt" cho giá trị kinh tế cao.
Với mỗi ha cho thu nhập bình quân từ 800 triệu đồng/năm, tổng thu nhập từ 30ha trên, mỗi năm tôi có thể thu về từ 15 tỷ đồng đến 18 tỷ đồng đã trừ chi phí", lão nông chia sẻ.
(Theo Gia Đình và Xã Hội)
Ăn mít mà không phải tách hạt, bác nông dân Cần Thơ thu tiền tỷ từ loại mít kỳ lạ này
Nhờ trồng giống mít không hạt, ông Trần Minh Mẫn (tên thường gọi Út Mẫn) thu cả tỷ đồng mỗi năm.