Theo đó, Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường với thông điệp cùng chung tay xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu; hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; kiểm soát, giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa; tăng cường tái chế, tái sử dụng; thực thi hiệu quả chính sách chống rác thải nhựa theo chủ đề: “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” (Solutions to Plastic Pollution).

Ngày Đại dương thế giới với chủ đề: “Hành tinh đại dương: Thủy triều đang thay đổi" (Planet Ocean: Tides are Changing).

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam với chủ đề “Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo”.

Hải Hậu, Nam Định. 

Kế hoạch cũng đặt ra một số yêu cầu.

Thứ nhất, tổ chức tuyên truyền sâu rộng tới chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về:

- Tác hại và các biện pháp giảm thiểu chất thải, rác thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường. Nhân rộng các mô hình tiên tiến, cách làm hay trong giảm thiểu chất thải nói chung, rác thải nhựa nói riêng.

- Trách nhiệm của cộng đồng để chăm sóc, bảo vệ đại dương bằng cách kết nối, lan tỏa và truyền cảm hứng, cùng hành động quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên bảo vệ môi trường biển, đồng thời khuyến khích các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa và ngăn chặn rác thải nhựa trên biển vì một đại dương khỏe mạnh hơn.

Thứ 2, lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường vào các chương trình, kế hoạch hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương. Huy động sức mạnh của tập thể, các tổ chức, đoàn thể trong việc tổ chức các hoạt động thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị.

Hoài Thanh và nhóm PV, BTV