- Người đứng đầu ngành BHXH cho rằng, mức giá vật tư, tiền giường đang quá cao. Nằm viện tuyến huyện mà giá mấy trăm nghìn như ở khách sạn là không phù hợp.
Vấn đề đặt ra tại buổi đối thoại chính sách BHYT khu vực phía Bắc diễn ra ở Hà Nội.
Câu chuyện mâu thuẫn giữa BHXH VN và một bên là Bộ Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh đã xảy ra nhiều năm nay. Nhiều cuộc họp đã diễn ra song đôi bên chưa tìm được tiếng nói chung.
Ngành BHXH có quyền rất ít (!?)
Trước những phản biện gay gắt của đôi bên, Tổng GĐ BHXH VN Nguyễn Thị Minh đã lên tiếng “xoa dịu”.
Bà Minh cho rằng, ngành y tế phải đảm đương trách nhiệm quan trọng là bảo đảm sức khoẻ con người với nguồn lực hạn hẹp. Còn ngành BHXH là cơ quan có quyền lực rất ít nhưng có trách nhiệm nặng nề, đảm đương nhiệm vụ an toàn quỹ.
Tổng GĐ BHXH Nguyễn Thị Minh cho rằng ngành có quyền lực rất ít |
Theo bà Minh, nếu 2 bên không hiểu nhau, quan trọng nhất phải ngồi lại với nhau để tháo gỡ, tất cả vì quyền lợi người bệnh.
Bà yêu cầu ngành BHXH nghiêm túc tiếp thu các kiến nghị của ngành y tế, cái gì đúng thì phải làm nhanh, cái gì sai phải sửa ngay, cái gì không thuyết phục, không chuẩn thì sớm nắn chỉnh lại.
Tổng GĐ BHXH Việt Nam cho rằng, tình trạng lạm dụng, trục lợi BHYT không phải phổ biến, do đó từ nay không nên dùng từ này, mà nói “chỉ định/sử dụng dịch vụ kỹ thuật chưa hợp lý”.
Theo bà Minh, sở dĩ 2 ngành chưa tìm được tiếng nói chung do chính sách, pháp luật còn bất cập, chưa phù hợp thực tiễn. Đây là mâu thuẫn của sự phát triển.
Tuy nhiên Tổng GĐ BHXH VN cho rằng, nhiều định mức kỹ thuật hiện nay chưa hợp lý. Tiền ngày giường, vật tư áp theo thông tư 37 (có hiệu lực từ 12/6/2017) hiện quá cao.
“Đi nằm viện tuyến huyện với cơ sở vật chất như hiện nay nhưng giá mấy trăm nghìn như ở khách sạn là không phù hợp. Chúng tôi đề nghị cần sửa ngay điểm này để số tiền đó hoạt động hiệu quả hơn”, bà Minh dẫn chứng.
Bà Minh cũng thắc mắc, y học ngày càng tiến bộ, tại sao sinh thường trước chỉ 2-3 ngày, giờ 5,5-6 ngày.
“Tôi có bà cô 90 tuổi đi mổ phaco, 10h mổ, 3h chiều về, cớ sao có nơi nằm 7,5 ngày dù không nhiễm trùng, biến chứng”, Tổng GĐ BHXH nêu.
Về câu chuyện phân bổ nguồn lực tiền tạm ứng, bà Minh cho biết, do số thu thấp nên nguồn lực chỉ có vậy. Ngành BHXH không tự nghĩ ra một con số từ trên trời rơi xuống để giao mà 90% phải căn cứ theo luật BHYT, 5% chờ quyết toán cuối năm. Dù vậy, mức cứng giao vẫn cao hơn dự thảo, có khi cao hơn đến 30%.
Cả 2 ngành đều có lỗi
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng 6 năm qua, quỹ BHYT kết dư đến 49.000 tỷ đồng thì không hẳn là điều đáng mừng vì giá chưa tính đúng, tính đủ, nhiều kỹ thuật cao ở BV tuyến dưới không được dùng.
Thậm chí nhiều bệnh nhân tuyến dưới vì thấy thủ tục khám chữa bệnh phiền toái nên tự ý chuyển sang khám dịch vụ cho nhanh.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến |
Theo Bộ trưởng Tiến, quỹ BHYT là quỹ ngắn hạn, là tiền của dân, phải được sử dụng cho nhân dân.
“Bệnh nhân có BHYT mới chỉ được hưởng vài dịch vụ kỹ thuật cao, hay đi khám huyết áp cao mà chỉ được hưởng vài loại thuốc BHYT thì ai tham gia… Vì thế có thể nói kết dư là dở, là người bệnh thiệt thòi”, Bộ trưởng Tiến phân tích.
Dù vậy, Bộ trưởng Y tế cũng chia sẻ với ngành BHXH. Bà cho rằng với 49.000 tỷ đồng chỉ có thể đảm bảo duy trì cân đối quỹ được 2-3 năm nữa. Nếu cứ đà chi như 2017 thì đến lúc âm quỹ không có tiền.
“Do đó với các BV, chúng ta không thể tiêu thoải mái quỹ BHYT được, nhưng với BHXH cũng không được gây khó khăn khiến các cơ sở khám chữa bệnh căng thẳng, ảnh hưởng đến quyền lợi người bệnh”, bà Tiến nêu.
Đánh giá khách quan, Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của QH Bùi Sỹ Lợi cho rằng, để tồn tại những vướng mắc trong khám chữa bệnh BHYT hiện nay là lỗi của cả 2 bên. Hai bộ chưa ngồi lại với nhau một cách thông cảm, sẻ chia.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, ngành đang điều chỉnh những bất cập trong nghị định thực hiện luật BHYT, thông tư điều chỉnh giá dịch vụ y tế, tiếp tục xây dựng phác đồ điều trị chuẩn; các cơ sở y tế không được lạm dụng xét nghiệm, kỹ thuật, thuốc…
Về phía BHXH, Tổng GĐ Nguyễn Thị Minh kiến nghị ngành y tế xây dựng cụ thể các quy chuẩn, càng chi tiết càng đỡ phiền hà cho bác sĩ và người bệnh. Đồng thời định kỳ 3 tháng 1 lần, lãnh đạo 2 ngành sẽ cùng ngồi lại với nhau.
Đối thoại BHYT: Phó tổng giám đốc nói vụ phó lộng ngôn
Khi Vụ phó Vụ BHYT, Bộ Y tế đang báo cáo, Phó TGĐ BHXH Việt Nam cắt ngang, yêu cầu bình tĩnh, "không được lộng ngôn".
Siêu cao thủ trục lợi BHYT: 4 tháng đi khám 123 lần
4 tháng đầu năm, BHXH phát hiện gần 2.800 người đi khám từ 50 lần trở lên. Có người khám 123 lần, kể cả ngày nghỉ, lễ tết.
Trục lợi quỹ BHYT: 7 tháng khám bệnh 300 lần
Qua giám định, kiểm tra bảo hiểm y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội đã phát hiện có người đi khám bệnh 300 lần trong vòng hơn 7 tháng.
BHXH bội chi hơn 6.500 tỷ, nửa năm đã gần hết tiền
Mới 6 tháng đầu năm song quỹ chi khám chữa bệnh đã chiếm gần 60% cả năm và vượt chi trên 6.500 tỷ đồng so với dự toán.
'Thuốc đặc trị 1,2 tỷ/năm, chẳng mấy chốc hết quỹ BHYT'
Theo bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế, có những loại thuốc đặc trị cực đắt, lên tới 1,2 tỷ/năm...nên quỹ BHYT không đủ khả năng chi trả 100%.
Thúy Hạnh