Thông minh hóa các hoạt động nghiệp vụ

Sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều thử thách với các cơ quan quản lý, trong đó có ngành BHXH. Tổng giám đốc Nguyễn Thị Minh chia sẻ, việc xây dựng Chính phủ điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT là một nội dung công tác trọng yếu, được BHXH Việt Nam quan tâm.

Nhờ triển khai toàn bộ ứng dụng CNTT theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, tới nay ngành BHXH đã bước đầu xây dựng được hệ sinh thái 4.0 phục vụ người dân và doanh nghiệp với các dịch vụ: Dịch vụ tin nhắn (SMS); dịch vụ thanh toán trực tuyến; Ứng dụng BHXH trên thiết bị di động; hệ thống Chatbot hỗ trợ khách hàng (trả lời chính sách BHXH, BHYT tự động bằng trí tuệ nhân tạo, tăng tính tương tác cao với người tham gia; cung cấp đóng BHXH, BHYT bằng thanh toán điện tử nhằm phục vụ người dân tốt hơn); Thiết lập Fanpage truyền thông trên hệ thống mạng xã hội; cung cấp các dịch vụ công có thể lên cấp độ 4.

{keywords}
BHXH Việt Nam đã tạo ra nhiều đột phá với những hoạt động phục vụ định hướng hiện đại hóa quản lý BHXH, BHYT.

Bên cạnh đó, ngành cũng bước đầu hoàn thành các cơ sở dữ liệu quốc gia mang tính chất nền tảng về BHXH, đang thiết lập các hệ thống ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp và phục vụ quản lý điều hành của Ngành.

Toàn Ngành đang phấn đấu, trong năm 2020 sẽ hoàn thành việc xây dựng và vận hành trong phạm vi cả nước; các hệ thống đều được xây dựng liên thông, hiện đại với công nghệ mới nhất, hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho Ngành BHXH trong việc quản lý, cung cấp dịch vụ theo hướng tập trung, nhanh chóng, chính xác; hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội bền vững.

{keywords}
Năm bản lề quan trọng để đưa BHXH tự nguyện đột phá

BHXH Việt Nam đã tạo ra nhiều đột phá với những hoạt động phục vụ định hướng hiện đại hóa quản lý BHXH, BHYT được triển khai quyết liệt và có hiệu quả, như: Hệ thống lưu trữ hồ sơ điện tử ngành BHXH để số hóa tài liệu lưu trữ của ngành; phần mềm giao dịch điện tử trên tất cả các lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, giải quyết chế độ BHXH, BH thất nghiệp; hệ thống một cửa điện tử tập trung trên cơ sở phần mềm "Tiếp nhận và quản lý hồ sơ"; Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam là điểm truy cập duy nhất của BHXH Việt Nam trên môi trường Internet cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động, chủ trương, chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, tiếp nhận các yêu cầu giao dịch điện tử, khai thác thông tin, dữ liệu về BHXH, BHYT của tổ chức, cá nhân.

Tăng cường truyền thông, phổ biến sâu rộng chính sách BHXH tự nguyện

Nhờ nỗ lực lớn của ngành BHXH trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị - xã hội, năm 2019 việc phát triển người tham gia BHXH tự nguyện đã đạt được kết quả vượt bậc.

{keywords}
Ảnh minh họa

Đến nay, toàn quốc có 574.000 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 297.000 người so với năm 2018. Đây là con số ấn tượng, có sự gia tăng đột biến bởi chỉ tính riêng số người tăng mới trong năm 2019 đã gần gấp hai lần năm 2018 và bằng kết quả 10 năm thực hiện chính sách này từ năm 2008 đến năm 2018. Cụ thể, năm 2008, năm đầu tiên thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, toàn quốc mới chỉ có 6.000 người tham gia, đến hết năm 2018 con số này là 270.000 người.

Tuy nhiên, hiện cả nước vẫn còn khoảng 30 triệu người chưa tham gia BHXH - đây là cơ hội để ngành BHXH tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển số người tham gia BHXH bắt buộc cũng như BHXH tự nguyện. Vì vậy, năm 2020 sẽ là năm bản lề quan trọng để đạt mục tiêu đầu tiên về BHXH tự nguyện trong Nghị quyết số 28-NQ/TW, bởi hiện số người tham gia BHXH tự nguyện tăng nhanh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Tổng giám đốc Nguyễn Thị Minh cho hay, với định hướng chính trị thực hiện “BHXH toàn dân” theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW và dưới sự chỉ đạo sát sao từ Chính phủ, thời gian tới, ngành BHXH sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt; chủ động phối hợp các bộ, ngành, đoàn thể… tăng cường công tác truyền thông, phổ biến sâu rộng chính sách BHXH tự nguyện để nhiều người dân hiểu và đăng ký tham gia.

{keywords}
Ảnh minh họa

Cuối năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Phê duyệt Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền BHXH. Trong đó, đưa ra những giải pháp đổi mới công tác tuyên truyền cả về nội dung và hình thức phù hợp, thân thiện hơn với từng người dân, hướng tới truyền thông trên mạng xã hội, nền tảng điện thoại, tin nhắn, đối thoại trực tiếp tại khu dân cư, nhà riêng…

Bên cạnh đó, “ngành BHXH sẽ mở rộng hệ thống mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện, phấn đấu mỗi thôn, bản, tổ dân phố đều có điểm thu BHXH tự nguyện; hướng dẫn, tập huấn chính sách BHXH tự nguyện cho các nhân viên đại lý thu, để lực lượng này phối hợp tuyên truyền, tư vấn đến từng người dân; giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho BHXH cấp huyện và từng đại lý thu”, bà Minh cho biết.

Trường hợp nào được coi là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Trường hợp nào được coi là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Một số nội dung sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 61/2020/NĐ-CP liên quan đến các quy định về: Việc tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp, Chế độ bảo hiểm thất nghiệp, Trách nhiệm của Sở LĐ-TBXH và BHXH.  

V. Thường - Lê Thanh Hùng
Ảnh: Nguyễn Bổng - Vũ Văn Điệp