Theo đó, tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực báo chí ước đạt 13.912 tỷ đồng. Tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực xuất bản, in và phát hành ước đạt 2.245 tỷ đồng. Tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực bưu chính ước đạt 16.800 tỷ đồng. Tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực viễn thông ước đạt 365.500 tỷ đồng. Tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực CNTT ước đạt 939.400 tỷ đồng. Doanh thu lĩnh vực phát thanh truyền hình và thông tin điện tử ước đạt 14.040 tỷ đồng,
Tổng nộp ngân sách toàn Ngành TT&TT ước đạt 145.915 tỷ đồng (ước đạt 109,06% so với kế hoạch năm) và đóng góp khoảng 14,38% vào tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2016. Trong đó, tổng nộp nộp ngân sách lĩnh vực báo chí ước đạt 901 tỷ đồng. Tổng nộp ngân sách lĩnh vực xuất bản ước đạt 70,79 tỷ đồng. Tổng nộp ngân sách lĩnh vực bưu chính ước đạt 607 tỷ đồng. Tổng nộp ngân sách lĩnh vực viễn thông ước đạt 50.396 tỷ đồng. Tổng nộp ngân sách lĩnh vực CNTT ước đạt 93.940 tỷ đồng. Nộp ngân sách lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử ước đạt 754 tỷ đồng.
Hiện cả nước có 32 doanh nghiệp truyền hình, trong đó có 2 doanh nghiệp truyền hình quảng bá, 30 doanh nghiệp truyền hình trả tiền, với tổng số lao động là 9.800 người. Số thuê bao truyền hình trả tiền hiện nay là 12,5 triệu thuê bao. Doanh thu truyền hình trả tiền năm 2016 đạt 12.000 tỷ.
Về bưu chính, số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực này tăng lên nhanh chóng và thành phần doanh nghiệp cũng đa dạng hơn. Tính đến nay có 172 doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính (trong đó: 37 doanh nghiệp được cấp phép trong nước và quốc tế; 6 doanh nghiệp cấp phép quốc tế; 129 doanh nghiệp được cấp phép trong nước) và 172 doanh nghiệp được xác nhận thông báo hoạt động bưu chính (trong đó: 36 doanh nghiệp được xác nhận thông báo phạm vi trong nước và quốc tế; 6 doanh nghiệp được xác nhận thông báo hoạt động phạm vi quốc tế; 130 doanh nghiệp được xác nhận thông báo hoạt động phạm vi trong nước).
Về viễn thông, cả nước có 70 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, trong đó: có 6 doanh nghiệp được cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, 33 doanh nghiệp được cấp phép chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông, 31 doanh nghiệp được cấp phép đồng thời thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông.
Khối công nghiệp CNTT đóng góp doanh thu lớn nhất cho toàn ngành. Năm 2016, tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực công nghiệp CNTT ước đạt 939.400 tỷ đồng (ước tăng khoảng 10% so với năm 2015) và đóng góp khoảng 70,22% vào tổng doanh thu toàn Ngành năm 2016; nộp ngân sách ước đạt 93.940 tỷ đồng (ước tăng khoảng 10% so với năm 2015) và đóng góp khoảng 64,38% vào tổng nộp ngân sách của Ngành năm 2016.
Tính đến nay, tổng số nhân lực trong ngành công nghiệp CNTT trên 600.000 người, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp phần cứng - điện tử khoảng trên 300.000 người, còn lại thuộc về lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số.
Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội:
- Tỷ lệ đường dây thuê bao cố định đạt 18,00 thuê bao/100 dân.
- Tỷ lệ thuê bao di động đạt khoảng 131 thuê bao/100 dân.
- Tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định đạt 10,11 thuê bao/100 dân.
- Tỷ lệ thuê bao băng rộng di động đạt 50 thuê bao/100 dân.
- Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định đạt 11,85%.
- Tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet đạt 24,38%.
- Tỷ lệ người sử dụng Internet là 62,76% dân số.
- Tỷ lệ phủ sóng di động đạt 94%.
- Tỷ lệ số xã có máy điện thoại đạt 100%.
- Tỷ lệ xã có điểm phục vụ bưu chính đạt 100%.
- Sản lượng báo xuất bản đạt 1.000 triệu bản.
- Mức hưởng thụ báo chí bình quân đạt trên 11 bản báo/người/năm.
- Tỷ lệ phủ sóng phát thanh duy trì ở mức khoảng 98% trên diện tích cả nước và 99,5% trong dân cư.
- Tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt khoảng 95% diện tích cả nước.