CSIA được biết đến là một hiệp hội gồm 774 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bán dẫn được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn.

Mỹ và Trung Quốc thành lập nhóm công tác bán dẫn để xoa dịu căng thẳng

Sự ra mắt của nhóm công tác được đưa ra trong bối cảnh có nhiều đồn đoán rằng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden có khả năng nới lỏng các hạn chế thương mại nhất định, chống lại các công ty bán dẫn Trung Quốc để giảm bớt tình trạng thiếu hụt chip đang diễn ra trên toàn cầu, đây là một động thái có thể giúp các công ty của Trung Quốc như gã khổng lồ công nghệ Huawei và công ty bán dẫn SMIC.

Trong một tuyên bố đưa ra, CSIA cho rằng, nhóm làm việc nhằm mục đích thúc đẩy “sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau sâu sắc hơn” giữa ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc và Mỹ. Đối tác của CSIA Trung Quốc là Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn của Mỹ (SIA).

Theo đó, nhóm làm việc sẽ bao gồm 10 chuyên gia của cả hai bên, sẽ tiến hành các cuộc họp 6 tháng một lần để cập nhật cho nhau về các chính sách hạn chế thương mại và công nghệ ở Bắc Kinh và Washington cũng như đưa ra các đề xuất chính sách, theo tuyên bố của CSIA.

Tuy nhiên theo tuyên bố của Hiệp hội công nghiệp bán dẫn của Mỹ, nhóm công tác này nhằm chia sẻ thông tin công khai liên quan đến các vấn đề thương mại chung, chứ không phải nới lỏng kiểm soát xuất khẩu.

“SIA duy trì đối thoại thường xuyên với các đối tác trong ngành công nghiệp bán dẫn trên khắp thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, và đây là một phần của nỗ lực không ngừng đó. SIA cam kết làm việc với chính phủ Mỹ, với mục tiêu chung là nâng cao năng lực cạnh tranh chất bán dẫn của Mỹ đồng thời duy trì bảo vệ an ninh quốc gia”, tuyên bố của SIA nêu rõ.

William Deng - một nhà phân tích tại Công ty tài chính UBS ở Hồng Kông nói: “Ngay cả khi các hạn chế của Mỹ vẫn còn, việc trao đổi thông tin giữa các công ty trong ngành bán dẫn của Mỹ và Trung Quốc có thể giúp giảm thiểu gián đoạn chuỗi cung ứng. Một công ty trong chuỗi giá trị có thể có ý tưởng tốt hơn về cách quản lý hàng tồn kho và sản xuất của mình với sự trợ giúp từ nhóm làm việc”.

Nhà phân tích này nói thêm rằng, chính quyền của Tổng thống Biden khó có thể dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ đối với các công nghệ quan trọng sang Trung Quốc vì Washington đã tuyên bố rõ ràng rằng, nước này là một đối thủ cạnh tranh chiến lược và công nghệ sẽ là một lĩnh vực cạnh tranh chính.

Thông báo được đưa ra chỉ vài giờ sau thông báo, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan, dự kiến ​​sẽ gặp quan chức chính sách đối ngoại cấp cao nhất của Trung Quốc Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị vào tuần tới tại Alaska.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken hồi đầu tháng cho biết, Trung Quốc là thách thức chính trị lớn nhất đối với Mỹ trong thế kỷ 21. Ông nói: “Trung Quốc là quốc gia duy nhất có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ thách thức nghiêm trọng hệ thống quốc tế ổn định và cởi mở. Mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc sẽ mang tính cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối đầu khi bắt buộc.

Nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy Mỹ có thể nới lỏng các hạn chế áp đặt đối với Trung Quốc. SMIC tuần trước cho biết họ đã đảm bảo cung cấp hệ thống in thạch bản bằng tia cực tím từ công ty Hà Lan ASML trong một thỏa thuận mua hàng sửa đổi trị giá 1,2 tỷ USD, một động thái có thể giúp giảm bớt rủi ro chuỗi cung ứng cho nhà chế tạo chip lớn nhất của Trung Quốc.

Theo dữ liệu do cơ quan hải quan quốc gia Trung quốc công bố ngày 7/3 cho thấy, nhập khẩu chất bán dẫn và điốt của Trung Quốc tăng mạnh trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2 năm nay, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm cao nhất trong 6 tháng. Trung Quốc đã nhập khẩu 96,4 tỷ thiết bị bán dẫn trong hai tháng đầu năm nay, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu điốt tăng 59% so với một năm trước đó lên 99,6 tỷ chiếc trong khoảng thời gian 2 tháng qua.

Phan Văn Hoà (Theo SCMP)

Thiếu chip toàn cầu, các cường quốc như 'ngồi trên đống lửa'

Thiếu chip toàn cầu, các cường quốc như 'ngồi trên đống lửa'

Đại dịch Covid-19 đã gây ra tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu khiến nhiều "ông lớn" phải lao đao.