bg9jyww6ly8vos8wl2ivzs81lzc3ngy4.jpg
OpenAI gặp nhiều khó khăn trong việc khẳng định quyền sở hữu đối với nhãn hiệu GPT.

OpenAI lần đầu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu GPT vào tháng 5/2023 và đã bị từ chối. Sau đó, OpenAI đã tiến hành các bước nhằm yêu cầu Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) đẩy nhanh thủ tục xem xét đơn đăng ký, nhưng cũng bị từ chối do thiếu bằng chứng đầy đủ về nhu cầu xem xét nhanh vấn đề này.  

Ngày 6/2/2024, USPTO đã một lần nữa thông qua quyết định từ chối cấp phép sở hữu nhãn hiệu GPT của OpenAI với lý do ‘GPT là một thuật ngữ quá rộng để đăng ký và có thể cản trở khả năng mô tả chính xác sản phẩm của đối thủ cạnh tranh’.

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trí tuệ nhân tạo, nhiều công ty trên toàn cầu đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ GPT (Generative Pre-training Transformer) trong tên sản phẩm của mình. Vì vậy, quan điểm của USPTO là việc người tiêu dùng có biết GPT là gì không quan trọng, miễn là những người sử dụng công nghệ này hiểu rằng thuật ngữ đề cập đến một loại phần mềm chung, không chỉ riêng các sản phẩm OpenAI.

Mặc dù vậy, OpenAI vẫn sẽ còn có một cơ hội cuối cùng nhằm khẳng định quyền sở hữu đối với nhãn hiệu GPT bằng cách nộp đơn kháng cáo lên Hội đồng xét xử nhãn hiệu Mỹ.

(theo Kapital)

Chat GPT như hiệu lệnh xuất phát cho cuộc đua AI

Chat GPT như hiệu lệnh xuất phát cho cuộc đua AI

Trong tương lai, công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ tiếp tục được ứng dụng để thay đổi hoàn toàn cách vận hành, quản trị doanh nghiệp và cách doanh nghiệp tương tác với khách hàng, đặc biệt với những doanh nghiệp có quy mô khách hàng lớn.