“Liệu những lệnh trừng phạt mới có tác động đến Nga không? Có, và chúng sẽ ở một số mức độ. Nhưng Nga sẽ phục hồi, và đó là bằng chứng sau nhiều đòn trừng phạt mà họ đã phải gánh chịu”, ông Rasmussen nói với hãng tin Sputnik.
Ảnh minh họa. Ảnh: Russia Business Today |
“Tuy nhiên, nền kinh tế châu Âu và Ukraina sẽ chịu nhiều hậu quả hơn. Giá năng lượng sẽ tăng cao hơn nữa. Nền công nghiệp châu Âu sẽ chậm lại và không thể khôi phục trong chốc lát. Tôi không loại trừ khả năng tình hình ở Ukraina trong thời gian tới sẽ còn tồi tệ hơn. Nhưng vẫn có biện pháp để tránh được, nếu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngừng mở rộng về phía đông, còn Ukraina tuân thủ Thỏa thuận Minsk”, ông Rasmussen nói thêm.
Cũng theo ông Rasmussen, nền kinh tế toàn cầu sẽ không chịu nhiều tác động như những gì giới lãnh đạo Mỹ đã tính toán.
“Các công ty của Mỹ có thể cảm thấy sự tác động. Trung Quốc có vẻ như sẽ lấp những khoảng trống của Mỹ và châu Âu”, ông Rasmussen nhận định.
Những tuyên bố trên của ông Rasmussen được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và một số nước châu Âu gần đây đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga, sau khi chính quyền Moscow hôm 21/2 đã công nhận nền độc lập đối với hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk thuộc miền đông Ukraina.
Theo Tổng thống Mỹ Joe Biden, các đòn trừng phạt mới sẽ nhằm vào nợ chính phủ và hai tổ chức tài chính lớn của Nga.
“Điều này đồng nghĩa với việc chúng tôi cắt đứt Chính phủ Nga với nền tài chính phương Tây. Họ không thể kiếm được tiền từ các nước phương Tây, cũng như không thể giao dịch khoản nợ mới của họ trên các thị trường của chúng tôi hoặc châu Âu”, người đứng đầu Nhà Trắng nói thêm.
>>> Cập nhật tình hình căng thẳng tại Ukraine trên VietNamNet
Tuấn Trần
Ukraina muốn LHQ họp khẩn, Mỹ phủ nhận kế hoạch đối thoại với Nga
Chính phủ Ukraina kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) tổ chức họp khẩn sau khi hai khu vực ly khai ở Donbass, miền đông nước này đề nghị Nga trợ giúp quân sự.
Vùng ly khai Ukraina yêu cầu Nga hỗ trợ quân sự
Các bức thư được giới lãnh đạo vùng ly khai Ukraina viết gửi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin đều có nội dung yêu cầu hỗ trợ quân sự.