Đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông. Ảnh: CSIS |
Theo hãng tin Nga Sputniks, những công ty Trung Quốc trên bao gồm cả các chi nhánh của công ty xây dựng China Communications Construction Co, các công ty truyền thông và một đơn vị thuộc Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc.
Đây là bước đi mới nhất trong nỗ lực gây sức ép lên Bắc Kinh của Washington, trong bối cảnh Trung Quốc liên tục xây dựng lực lượng tại các khu vực ở Biển Đông.
Bộ Thương mại Mỹ cho hay, các công ty trong danh sách đen đã giúp Trung Quốc xây dựng và quân sự hoá các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Bộ Thương mại Mỹ có thể cấm xuất khẩu hàng hoá và vật liệu của nước này cho các công ty trên.
Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã tạo ra hơn 12.000m2 trên bảy khu vực của Biển Đông, bố trí tại đó hệ thống phòng không và tên lửa chống hạm.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho hay, những cá nhân liên quan tới các hoạt động ở Biển Đông sẽ không được cấp visa sang Mỹ. Tuy nhiên, tên tuổi của những người này không được công bố.
Hoài Linh
Philippines phản đối Trung Quốc hành động chống ngư dân ở Biển Đông
Chính phủ Philippines vừa gửi công hàm ngoại giao phản đối Bắc Kinh sau khi các lực lượng Trung Quốc thu giữ công cụ đánh bắt cá của ngư dân nước này tại một bãi cạn đang tranh chấp ở Biển Đông.
Ngoại giao 'chiến lang' của Trung Quốc bị phản tác dụng ở Biển Đông
Bất kỳ lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương nào hay các biện pháp trừng phạt theo Bộ luật Biển xanh của Bắc Kinh ở vùng Biển Đông đều không thể chấp nhận.