Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến thêm một bước nguy hiểm nữa khi hai siêu cường tung đòn thuế lớn chưa từng có vào nhau trong hôm nay (24/9).
Tân chủ tịch Cuba lần đầu tới Mỹ
Choáng ngợp bên trong chợ bán vàng rẻ nhất thế giới
Sức mạnh đáng nể của lực lượng trực thăng quân sự Nga
Chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ áp đặt mức thuế mới lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ trưa nay (giờ Bắc Kinh), nhắm vào hàng nghìn mặt hàng từ lốp xe, găng tay chơi bóng chày, xe đạp, ba lô, tủ lạnh, đồ gỗ gia dụng đến các bộ phận máy móc công nghiệp. Danh sách này lên tới 194 trang.
Tổng thống Donald Trump khẳng định Mỹ sẽ chiến thắng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. (Ảnh: Reuters) |
Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa tương tự với mức thuế 5-10% nhằm vào 60 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong đó có thịt, hóa chất, quần áo và các bộ phận tự động.
Theo CNN, các đòn "ăn miếng trả miếng" như vậy chắc chắn sẽ đẩy căng thẳng thương mại giữa hai bên lên một nấc mới.
Bắt đầu từ hôm nay (24/9), làn sóng thuế mới của ông Trump nhằm vào Trung Quốc sẽ bao trùm gần một nửa lượng hàng hóa mà cường quốc châu Á này bán cho Mỹ. Gói thuế mới nhất ảnh hưởng lên hàng nghìn sản phẩm mà người tiêu dùng Mỹ mua sắm, trong đó có hàng triệu đôla tiền đồ đạc và thiết bị điện tử nhập khẩu. Mức thuế áp đặt trước đó chủ yếu đánh vào hàng hóa công nghiệp.
Chính quyền Trump lý giải hành động như vậy là để trừng phạt Trung Quốc về những hành xử không công bằng trong thương mại. Cáo buộc Mỹ bảo hộ và bắt nạt, phía Trung Quốc phản đòn bằng cách đánh thuế vào lượng hàng hóa Mỹ trị giá tổng cộng hơn 110 tỷ USD.
Và cuộc chiến giữa hai bên chưa có dấu hiệu dừng lại.
Gói thuế mới mà Mỹ vừa đưa ra được trù tính sẽ tăng từ 10% lên 25% vào cuối năm nay. Trung Quốc chưa cho biết họ sẽ đáp trả thế nào.
Tổng thống Trump còn cảnh báo sẽ đánh thuế tiếp lên 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nữa. Điều đó có nghĩa toàn bộ lượng hàng mà Trung Quốc xuất sang Mỹ hàng năm (tổng cộng khoảng 506 tỷ USD năm 2017) bị nhắm tới.
Do nhập khẩu hàng hóa Mỹ với khối lượng ít hơn chiều ngược lại, Trung Quốc sẽ không còn sản phẩm nào của Mỹ để đánh thuế thêm. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định nước này vẫn còn nhiều lựa chọn để trả đũa. Đó là đưa ra mức thuế cao hơn nữa, áp đặt quota nhập khẩu, hạn chế người dân sang Mỹ đi học và du lịch, và cắt giảm thuế cho những công ty bị ảnh hưởng.
Cũng theo CNN, quyết định về thuế của ông Trump dường như đã khiến cho các kế hoạch về một vòng đàm phán thương mại mới giữa hai bên bị khựng lại. Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã mời các nhà đàm phán Trung Quốc tới Washington để nối lại thương lượng, nhưng một quan chức cấp cao của Nhà Trắng xác nhận không có cuộc gặp nào được lên kế hoạch trong thời gian sắp tới.
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ nhất trí rằng các hành xử thương mại của Trung Quốc cần được xử lý nhưng họ phản đối biện pháp đánh thuế. Các CEO giờ đây sẽ phải quyết định liệu có nên tự chịu mức thuế này hay chuyển chúng sang cho người tiêu dùng. Một số có thể tìm được nguồn cung mới bên ngoài Trung Quốc nhưng điều này cần có thời gian.
Thanh Hảo
Công ty Mỹ ‘ngấm đòn” chiến tranh thương mại với TQ
Các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc than phiền họ bắt đầu "ngấm đòn đau" từ cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Vì sao chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khó dứt sớm?
Vì các lí do chính trị, cả Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc đều thấy khó thoái lui khỏi cuộc chiến tranh thương mại đang nóng bỏng giữa hai nước.
Ai thực sự phải trả giá cho đòn 'ăn miếng trả miếng' Mỹ - Trung?
Tiếp tục đánh thuế lên hàng hóa Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump tin rằng Bắc Kinh rốt cuộc sẽ phải nhượng bộ trước những yêu cầu cải cách thương mại của ông.
Trung Quốc 'hết đạn' trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?
Trung Quốc đang nắm trong tay một vũ khí tối thượng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ - tác giả John Crudele nhận định như vậy trong một bài bình luận trên báo New York Post.
Những hệ lụy nặng nề của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Bằng cách áp thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đẩy cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lên một nấc thang mới.