Chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa mở ra một chương mới cho vai trò của Mỹ ở Syria, tuyên bố sẽ tiếp tục ở lại quốc gia này cho đến khi nào nội chiến kết thúc nhằm ngăn chặn Iran mở rộng ra toàn Trung Đông.

Trung Quốc lại tung chiêu thuế mới

Xuồng cao tốc Iran rượt đuổi tàu sân bay Mỹ

Cặp cún cưng Kim Jong Un tặng Tổng thống Hàn

Chủ trương mới nêu trên đánh dấu một sự thay đổi ngoạn mục chỉ 6 tháng sau khi ông Trump khẳng định sẽ rút binh lính khỏi Syria và chấm dứt vai trò của Mỹ trong một cuộc xung đột vốn đã cướp mạng sống của một nửa triệu người.

{keywords}
Hiện có khoảng 200 lính Mỹ đang có mặt ở Syria. (Ảnh AP)

Washington Post dẫn lời James Jeffrey, đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ về Syria, nói rằng Washington sẽ duy trì sự hiện diện ở quốc gia này, có thể bao gồm một sứ mệnh quân sự mở rộng, cho đến khi Iran rút quân và các lực lượng dân quân mà nước này chỉ đạo. Giới chức Mỹ hy vọng kết quả có thể sau khi các cường quốc môi giới được một thỏa thuận kết thúc cuộc chiến.

"Tổng thống muốn chúng tôi ở Syria cho đến khi đó và khi các điều kiện khác được đáp ứng", ông Jeffrey nói với các phóng viên, nhấn mạnh rằng việc Mỹ rút quân còn liên quan đến đến đạt được mục tiêu đánh bại hẳn tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Trước đó ít ngày, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton thông báo nước này sẽ không rút đi "chừng nào binh lính Iran vẫn ở ngoài các đường biên giới của Iran". Đây là lần đầu tiên Mỹ ràng buộc quỹ đạo của mình ở Syria vào việc phản đối Iran.

Giới phân tích nhận định, dù Mỹ theo đuổi một chủ trương như vậy, khó có chuyện Iran dễ dàng từ bỏ vị thế của mình ở Địa Trung Hải sau khi đã mở rộng ảnh hưởng mạnh mẽ kể từ lúc nội chiến ở Syria nổ ra năm 2011.

Chính quyền Trump coi việc chống lại mạng lưới các lực lượng ủy nhiệm của Iran, từ Lebanon tới Iraq và Yemen…, như một mục tiêu chính ở Trung Đông. Ở Syria, Lực lượng Cận vệ Cách mạng Iran được tin là đang chỉ huy ít nhất 10.000 chiến binh để hình thành xương sống cho một sức mạnh yểm trợ Tổng thống Bashar al-Assad giành lại nhiều vùng đất rộng lớn từ tay quân nổi dậy.

Faysal Itani, một học giả về Trung Đông của nhóm tư vấn Hội đồng Đại Tây Dương, cho  rằng các quan chức Mỹ dường như đang khơi lại hy vọng rằng tiến trình đàm phán của Liên Hợp Quốc vốn đang sa lầy rốt cuộc sẽ đạt được một sự dàn xếp nào đó. Hoặc cũng có thể họ đang chuẩn bị cho một sứ mệnh lâu dài trên thực địa. 

Để duy trì chiến lược mới, phía Mỹ đã thay đổi mô tả về khoảng thời gian đội quân của nước này - gồm khoảng 200 người đóng ở Syria để chiến đấu chống IS – sẽ ở lại. Đội quân đó sẽ tiếp tục làm việc với lực lượng đối tác do người Kurd dẫn đầu để tiêu diệt các chi nhánh IS nhỏ lẻ ở miền trung Syria.

Phát biểu trước các phóng viên tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thông báo quân Mỹ sẽ tiếp tục ở lại cho đến khi đảm bảo các lực lượng địa phương có thể ngăn chặn được sự trỗi dậy trở lại của phiến quân giống như từng xảy ra ở Iraq sau khi Mỹ rút đi năm 2011.

Trong khi đó, Lầu Năm Góc khẳng định sứ mệnh quân sự của Mỹ ở Syria không thay đổi – theo luật thì giới hạn ở việc chiến đấu chống IS. Nhưng đối trọng với Iran đã trở thành "lợi ích thứ 2 " của việc quân Mỹ hiện diện tại đó.

Chính quyền Trump đang nóng lòng muốn thấy Iran rút đi, một phần được trợ giúp bởi đồng minh Israel – nước đã thực hiện hàng chục vụ oanh kích lên các mục tiêu Iran ở Syria trong năm nay. 

Giới chuyên gia cho rằng, sự thay đổi trong chiến lược của Mỹ ở Syria chứng tỏ chính quyền Trump đang rất nóng lòng muốn thúc đẩy sự hiện diện quân sự trong một chiến lược rộng lớn hơn là cô lập Iran.

Ông Bolton cũng giống như Tổng thống Trump phản đối thỏa thuận hạt nhân với Iran của chính quyền Barack Obama, và thường nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn Tehran thiết lập vòng kiểm soát từ Iran qua Iraq, Syria và Lebnanon tới cửa ngõ của Israel.

Thanh Hảo 

Nga điều 'rồng lửa' tới Syria, Mỹ rút 'sát thủ' khỏi Trung Đông

Nga điều 'rồng lửa' tới Syria, Mỹ rút 'sát thủ' khỏi Trung Đông

Lầu Năm Góc sẽ đưa 4 tổ hợp tên lửa PAC-3 Patriot khỏi Trung Đông, cùng thời điểm Nga thông báo cung cấp hệ thống tên lửa S-300 cho Syria.

Thách thức nguy hiểm của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Thách thức nguy hiểm của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Là quốc gia ủng hộ chính của phe đối lập ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang đối mặt với một sứ mệnh đầy nguy hiểm.

Mỹ, Nga từng suýt chiến tranh hạt nhân vì Syria

Mỹ, Nga từng suýt chiến tranh hạt nhân vì Syria

Tình trạng căng thẳng ở Syria hiện nay khiến người ta nhớ lại sự kiện cách đây 45 năm, khi Mỹ và Nga suýt chiến tranh hạt nhân vì quốc gia Trung Đông này.

'Tàu chiến Pháp nã tên lửa ngoài khơi Syria'

'Tàu chiến Pháp nã tên lửa ngoài khơi Syria'

Bộ Quốc phòng Nga khẳng định các hệ thống kiểm soát bầu trời của nước này ghi nhận các vụ phóng tên lửa từ một tàu khu trục Pháp ở Địa Trung Hải.

Mỹ lộ tầm ảnh hưởng hạn chế ở Syria

Mỹ lộ tầm ảnh hưởng hạn chế ở Syria

Dường như Mỹ không có nhiều "lực đòn bảy" trong bối cảnh một cuộc chiến tàn khốc giữa quân Chính phủ Syria cùng đồng minh với lực lượng nổi dậy sắp diễn ra tại tỉnh Idlib.

Vì sao hàng chục tàu chiến Nga vẫn vây kín Syria?

Vì sao hàng chục tàu chiến Nga vẫn vây kín Syria?

Nga vẫn tiếp tục duy trì sức mạnh ở Địa Trung Hải, ở khu vực ngoài khơi Syria, dù đã kết thúc cuộc tập trận mới đây.