Tung các đòn trừng phạt "khắc nghiệt chưa từng có" lên Iran sẽ khiến cho những người dân Trung Đông có cảm tình với Mỹ chống lại cường quốc này.
Ba kết quả tiềm tàng của bầu cử Mỹ và nỗi lo của ông Trump
Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Đảng Dân chủ lên ngôi, ông Trump gặp khó?
Giáo viên đánh học sinh được người cảm thông biếu tiền tỷ
Trên đây là nhận định của tác giả Barbara Slavin trong một bài viết đăng trên tạp chí National Interest.
Người Iran ùn ùn đổ ra đường phản đối cấm vận Mỹ |
Bà Slavin chỉ ra rằng, các chính quyền nối tiếp nhau ở Washington DC thường sử dụng các biện pháp cấm vận nhằm vào các cá nhân, thể chế hoặc quốc gia bị trừng phạt, bởi Mỹ có lợi thế chi phối hệ thống tài chính quốc tế nên làm cách này dễ hơn về mặt chính trị, lại tránh được rủi ro phải hành động quân sự.
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể sẽ phải hối tiếc khi tái áp đặt cấm vận lên ngành dầu lửa và ngân hàng của Iran hôm 5/11, bất chấp thực tế nước Cộng hòa Hồi giáo vẫn tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015, còn được gọi là là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Các đồng minh của Mỹ ở châu Âu cũng như một số đối thủ như Nga và Trung Quốc - những nước vẫn quyết tâm cao độ duy trì thỏa thuận 2015 dù Tổng thống Donald Trump rút lui – rất bất bình và sẽ tìm cách ngăn chặn chiến dịch "áp lực tối đa" của Mỹ.
Nhiều khả năng Iran sẽ vẫn giữ vững thỏa thuận với hy vọng ông Trump chỉ làm Tổng thống Mỹ một nhiệm kỳ. Tuy nhiên, nước này có thể đối đầu với Mỹ bất cứ lúc nào và rốt cuộc sẽ quay trở lại con đường tăng cường năng lực vũ khí hạt nhân, khiến Trung Đông vốn đã hỗn loạn càng trở nên bất ổn hơn.
Chính quyền ông Trump khẳng định mục đích khi rút khỏi thỏa thuận 2015 (mà khiến cho Iran không thể chế tạo một vũ khí nhân nào cho đến năm 2030) là để đàm phán một "thỏa thuận tốt hơn". Tuy nhiên, điều kiện họ đặt ra là Iran phải đảo ngược 40 năm các chính sách đối nội và đối ngoại.
Ảnh: BBC |
Trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo liệt kê 12 yêu sách để quay trở lại bàn đàm phán, trong đó có việc Iran phải từ bỏ các chương trình tên lửa và hạt nhân, đồng thời rút hoàn toàn khỏi các cuộc xung đột trong khu vực.
Trong một bài viết trên tạp chí Foreign Affairs, Ngoại trưởng Pompeo nêu thêm một điều kiện nữa – đó là Iran phải chấm dứt lạm dụng nhân quyền. Thời điểm đặt ra yêu sách rất nhạy cảm, giữa lúc Mỹ đang tiếp tục mối quan hệ liên minh với Ảrập Xêút – nước vừa trở thành tâm điểm của vụ nhà báo Jamal Khashoggi, một người có thẻ xanh cư trú ở Mỹ, bị giết hại dã man bên trong lãnh sự quán Ảrập Xêút ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Quả thực, rất khó để chỉ ra một mục tiêu khả thi cho chủ trương nối lại cấm vận Iran tách biệt khỏi việc thực hiện một cam kết tranh cử của ông Trump và đẩy cuộc sống của người dân Iran vào tình cảnh cực khổ hơn nữa.
Chính quyền Tehran hiện đang sử dụng các thủ thuật quen thuộc để chống cấm vận Mỹ, chẳng hạn như tắt tín hiệu nhận diện trên các tàu chở dầu. Rất có thể Tehran đang có trong tay một kho tiền tệ mạnh để tiếp tục rót cho các nhóm ủy nhiệm, và sẽ thu về nhiều đôla hơn từ quốc gia láng giềng Iraq và Afghanistan. Tehran cũng sẽ tìm ra các cách thức để bán dầu lửa ra thế giới, bằng cách trà trộn với dầu thô từ Nga và nhiều quốc gia khác.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng một cơ chế mới, không những cho phép khơi thông thương mại với Iran mà còn có thể ngăn chặn cấm vận tương lai như một công cụ ngoại giao.
Hiện chưa rõ Iran phản ứng thế nào với loạt đòn cấm vận mới của Mỹ. Tức giận vì JCPOA (Kế hoạch Hành động chung toàn diện) không thúc đẩy được kinh tế nhiều như các nhà lãnh đạo cam kết, người Iran hiện nay đang thất vọng và chán nản.
Người Iran đổ ra đường phản đối Mỹ:
Sẽ là một sự tổn thất chiến lược lớn đối với Washington nếu người dân Iran quay lưng lại với Mỹ và tìm cách siết chặt quan hệ với các cường quốc mới nổi ở châu Á. Với hơn 80 triệu dân (trong đó rất nhiều người được đào tạo bài bản) và một nền kinh tế đa dạng, Iran hiện nay là một sự đặt cược dài hạn tốt hơn nhiều so với hầu hết các đối thủ trong khu vực.
Do vậy, theo nhà báo kiêm chuyên gia về chính sách đối ngoại Barbara Slavin, chọc giận và gây đói khổ cho người dân Iran chỉ để tìm kiếm một "thỏa thuận tốt hơn" sẽ gây nguy hại cho không chỉ các lợi ích quốc gia của Mỹ mà cả các giá trị của nước này.
Thanh Hảo
Iran rầm rộ tập trận đáp trả Mỹ
Iran đã khoe các hệ thống phòng không mới nhất trong một cuộc tập trận quy mô lớn trùng thời điểm Mỹ chính thức tái áp đặt một loạt các lệnh trừng phạt với nước này.
"Biển người' Iran biểu tình phản đối Mỹ
Biển người tập trung bên ngoài nơi từng là sứ quán Mỹ ở Tehran. Những người ủng hộ chính phủ Iran từ khắp nơi đổ về trung tâm thành phố, tuần hành cùng với vô số biểu tượng chống Mỹ gay gắt.
Lộ kế hoạch Mỹ ép bật Iran khỏi Syria
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang phát triển một chiến lược mới cho cuộc chiến ở Syria, với trọng tâm đẩy Iran ra khỏi quốc gia này.
Mỹ ra chiến lược chống khủng bố mới, chĩa mũi nhọn vào Iran
Chính quyền của Tổng thống Trump vừa công bố chiến lược chống khủng bố mới, thay đổi 180 độ so với các mục tiêu theo đuổi của chính quyền tiền nhiệm.
Mỹ - Iran đấu khẩu kịch liệt
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cảnh báo lãnh đạo Iran sẽ "phải trả giá đắt" nếu làm hại Mỹ, công dân Mỹ hoặc đồng minh của nước này.