Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến châu Phi trong khuôn khổ chuyến thăm 4 quốc gia tại Lục địa Đen nhằm thắt chặt mối quan hệ kinh tế và quân sự.

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình kể từ tháng 3 khi ông được tái bổ nhiệm làm Chủ tịch Trung Quốc.

Những năm gần đây, Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ trong xuất khẩu vũ khí tới các quốc gia châu Phi. Trong tháng 7, nước này còn tổ chức diễn đàn quân sự Trung Quốc - châu Phi đầu tiên. Ngoài ra, Trung Quốc còn quyết định chọn Djibouti là nơi mở căn cứ quân sự đầu tiên ở hải ngoại. 

{keywords}
Tổng thống Senegal đón Chủ tịch Tập Cận Bình tại Dakar ngày 21/7. Ảnh: AP

Về kinh tế, Trung Quốc vốn là đối tác thương mại lớn nhất của các quốc gia châu Phi. Trong tháng 7, một khu vực thương mại tự do do Trung Quốc hỗ trợ đã được khai trương tại Djibouti. Cùng thời điểm Chủ tịch Tập Cận Bình công du châu Phi, Trung Quốc đang rơi vào cuộc chiến tranh thương mại với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong khi đó, tờ Forbes đánh giá 50 năm qua, hoạt động kinh tế của Mỹ tại châu Phi không có nhiều thay đổi, phần lớn tập trung vào năng lượng, tài chính và hỗ trợ nhân đạo. Chiếm 90% trong thương mại Mỹ-châu Phi là xuất khẩu dầu thô.

Nếu đem so sánh thì gần 180 tỷ USD doanh thu của các công ty Trung Quốc tại châu Phi bắt nguồn từ nhiều lĩnh vực như sản xuất, xây dựng... Những điều này phần nào cho thấy tâm ý của Trung Quốc đối với các quốc gia châu Phi ở thời điểm Mỹ đang lơ đãng khu vực này.

Một trong những yếu tố của châu Phi thu hút Trung Quốc chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên, từ dầu mỏ tại Nigeria, Angola cho đến khoáng chất hiếm ở Congo.

Trước khi đến Nam Phi dự Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) ngày 25/7, Chủ tịch Trung Quốc dừng chân tại Senegal và Rwanda. Trong tháng 6, các bộ trưởng ngoại giao quốc gia thành viên BRICS là Brazil, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và Nam Phi đều lên tiếng chỉ trích “làn sóng bảo hộ mới” và cho rằng các biện pháp của Mỹ gây ảnh hưởng tới phát triển kinh tế toàn cầu.

Theo AP, chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc tới châu Phi còn nhằm đẩy mạnh sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ từ lâu cảnh báo các quốc gia châu Phi nên cẩn trọng với “Vành đai và Con đường” bởi mặc dù được hỗ trợ kinh tế và phát triển hạ tầng nhưng tồn tại khả năng rơi vào bẫy nợ.

Theo Đại học Johns Hopkins (Mỹ), chính phủ, ngân hàng và các nhà thầu Trung Quốc đã cho nhiều chính phủ và công ty tại châu Phi vay hơn 94 tỷ USD trong thời gian từ năm 2000-2015.

Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế trong tháng 1 cho biết “nợ công tại các quốc gia hạ Sahara châu Phi đã tăng từ 34% GDP năm 2013 lên 53% trong năm 2017”. 

Theo TTXVN/Baotintuc

Nghề vệ sỹ “lên hương” ở Trung Quốc

Nghề vệ sỹ “lên hương” ở Trung Quốc

Nhu cầu dịch vụ vệ sỹ chất lượng cao đang gia tăng ở Trung Quốc, nhất là trong giới doanh nhân.

Trung Quốc đã bắt đầu chiến tranh tiền tệ với Mỹ?

Trung Quốc đã bắt đầu chiến tranh tiền tệ với Mỹ?

Cuộc chiến thương mại đầy căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã được đẩy lên một nấc thang mới.

Vì sao Trung Quốc xuất khẩu vũ khí ồ ạt sang châu Phi?

Vì sao Trung Quốc xuất khẩu vũ khí ồ ạt sang châu Phi?

Một diễn biến đáng chú ý trong thời gian qua là ngoài các hoạt động đầu tư và “ngoại giao đường sắt”, Trung Quốc còn đang tăng cường bán vũ khí đến châu Phi.

Ông Trump chuẩn bị đòn giáng mới vào Trung Quốc

Ông Trump chuẩn bị đòn giáng mới vào Trung Quốc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sẵn sàng triển khai đợt tăng thuế nhập khẩu mới đối với hàng hóa Trung Quốc, trị giá tổng cộng tới 200 tỉ USD.

Tàu Mỹ đổ 80.000 tấn đậu tương xuống biển Trung Quốc

Tàu Mỹ đổ 80.000 tấn đậu tương xuống biển Trung Quốc

Do tàu không kịp cập bến trước 12h và bên mua hủy đơn đặt hàng nên phía bán đã tức giận cho đổ tất cả 80.000 tấn đậu tương xuống biển.