Khi ông Shinzo Abe lên nắm quyền 6 năm trước, khó có thể tưởng tượng được việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc trải thảm đỏ đón ông. Và Thủ tướng Nhật Bản nên cảm ơn Tổng thống Mỹ Donald Trump về bước ngoặt này.
Mỹ chỉ huy dàn máy bay tấn công căn cứ Nga ở Syria?
Đâm chém kinh hoàng tại nhà trẻ Trung Quốc
Hàn-Triều phi quân sự hóa 'nơi đáng sợ nhất trái đất'
Quan hệ giữa ông Abe và ông Tập Cận Bình được "phá băng" theo thời gian. (Theo chiều kim đồng hồ, từ ảnh trên bên trái: 2014, 2016, 2017 và 2018. Ảnh: AP) |
Ông Abe sẽ công du Bắc Kinh trong tuần này để kỷ niệm 40 năm ký kết Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị giữa hai cường quốc châu Á, vốn có lịch sử nhiều năm không hòa hảo với một phần nguyên nhân do phát xít Nhật từng xâm lược Trung Quốc thời Thế Chiến thứ hai. Ông sẽ hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 26/10 – cuộc gặp song phương chính thức đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước trong vòng 7 năm qua.
Bloomberg nhận định mối quan hệ được sưởi ấm chậm chạp giữa hai láng giềng đã trở nên sôi động hơn sau khi cả hai bên nhận thấy họ đang bị chính quyền Tổng thống Trump tấn công thương mại. Mặc dù quan hệ đồng minh với Mỹ giúp quốc gia này thống nhất với Washington trong hầu hết các vấn đề địa chính trị, nhưng có vẻ ông Abe đã quyết định chuyển sang củng cố quan hệ kinh tế với Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Về phần mình, Chủ tịch Tập Cận Bình nhận thấy Nhật Bản như một lối đi để giảm thiểu rủi ro từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.
“Hợp tác kinh tế và thương mại đặt nền tảng cho mối quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản, đặt nền tảng cho sự tin tưởng chính trị lẫn nhau”, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Geng phát biểu.
Tới Bắc Kinh lần này, Thủ tướng Abe sẽ đem theo một phái đoàn 500 doanh nghiệp lớn mạnh để thảo luận hợp tác tại các nước thứ ba, theo như cam kết trong chuyến công du của Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Nhật Bản hồi tháng 5. Theo giới truyền thông, hai bên cũng sẽ tìm cách để khôi phục một khuôn khổ hoán đổi tiền tệ đã không hoạt động kể từ năm 2013 và có thể tiến tới một thỏa thuận về các khoản vay của Trung Quốc.
Hai bên cũng đang thúc đẩy một kết luận sau cùng cho Hiệp định Kinh tế Toàn diện Khu vực – thỏa thuận thương mại giữa 16 nước châu Á – Thái Bình Dương. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin hồi đầu tháng cho biết Bắc Kinh đang xem xét gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Nhật Bản đang nỗ lực hoàn thành sau sự rút lui của Mỹ.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản ngày 24/10, ông Abe đã cam kết đưa quan hệ với Trung Quốc lên một tầm cao mới thông qua các chuyến thăm cấp lãnh đạo thường xuyên và hợp tác kinh tế. “Chúng ta chưa giải quyết được các vấn đề với Nhật Bản. Tuy nhiên, vẫn còn ít ưu tiên hơn nhiều so với rủi ro từ Mỹ”, Phó giáo sư Gui Yongtao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh cho biết.
Tuy nhiên, với tất cả thiện chí, các rào cản lịch sử khó quên để cải thiện quan hệ cũng không thể lớn hơn các tranh chấp lãnh thổ hiện nay.
Quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Ảnh: Kyodo/TTXVN. |
Trung Quốc và Nhật Bản chưa thể dàn xếp tranh chấp lãnh thổ trên Biển Hoa Đông, bùng phát năm 2012 – thời điểm Thủ tướng Abe đắc cử - khi Chính phủ Nhật Bản mua lại một nhóm đảo nhỏ không người sinh sống có tranh chấp với Trung Quốc. Động thái này đã dẫn đến các cuộc biểu tình bạo lực tại Trung Quốc, khiến quan hệ song phương trở nên căng thẳng nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Quần đảo này được phía Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Tàu thuyền hai nước vẫn tiếp tục rượt đuổi nhau tại vùng biển này. Đáp lại, Tokyo tổ chức một cuộc biểu tình chính thức phản đối Bắc Kinh xâm phạm lãnh thổ vào tuần trước. Thêm vào đó, nước này cũng tham gia tập trận tại Biển Đông, nơi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với một vùng rộng lớn.
Tranh chấp chủ quyền chính là nguyên nhân chính khiến công chúng Nhật Bản có cái nhìn tiêu cực nhất về nước láng giềng – theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew. Ngay cả khi ấn tượng về Trung Quốc đã được khôi phục kể từ cuộc khủng hoảng năm 2012, một phần nhờ du lịch, người dân Nhật Bản vẫn thận trọng khi nhắc đến Trung Quốc.
Dù vậy, chuyến thăm của Thủ tướng Abe vẫn đem đến hơi ấm chung cho các mối quan hệ song phương lạnh nhạt lâu nay, đồng thời và mở ra cánh cửa đón ông Tập Cận Bình thăm Nhật Bản ngay trong năm tới.
Theo TTXVN/ Baotintuc
Tại sao TQ đẩy mạnh vũ trang hạt nhân cho tàu ngầm?
Trung Quốc tin rằng cất giữ hạt nhân trên biển an toàn hơn trước các cuộc tấn công bất ngờ.
TQ gài thiết bị giám sát gần căn cứ Mỹ
Nhà chức trách Canada đã giúp các nhà khoa học Trung Quốc cài đặt thành công 4 thiết bị giám sát dưới nước ở Thái Bình Dương, cách bờ biển Mỹ 300km.
Cảnh báo sốc về cỗ máy của TQ có thể xé toạc vũ trụ
Máy siêu gia tốc hạt của Trung Quốc có thể xé toạc kết cấu của vũ trụ, Martin Rees– một nhà vật lý thiên văn học vừa cảnh báo.
Máy bay vận tải TQ khiến Nga, Mỹ phải dè chừng
Chỉ xếp sau C-17 của Mỹ, máy bay vận tải quân sự hạng nặng Y-20 do Trung Quốc tự sản xuất khiến hai cường quốc Mỹ, Nga phải dè chừng.
Tài sản 'khủng' của một cựu tham mưu trưởng quân đội TQ
Điều tra phát hiện Phòng Phong Huy đã phạm các tội đưa và nhận hối lộ, có tài sản khổng lồ không thể giải trình nguồn gốc.