Lo ngại về việc AI được sử dụng vào mục đích giết người đang dần trở thành sự thật. Trợ lý Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách Quân dụng, Kỹ thuật và Hậu cần Mỹ, Bruce Jette cho rằng không khôn ngoan khi đặt ra quá nhiều hạn chế trong việc ứng dụng AI vào hệ thống vũ khí.

{keywords}
Quân đội Mỹ đang nghiên cứu đưa AI vào hệ thống vũ khí. Ảnh: Military

"Mọi người lo lắng về việc hệ thống AI có kiểm soát vũ khí hay không và hạn chế những việc được phép làm với AI", Jette phát biểu trong một bữa ăn sáng của Defense Writers Group vào ngày 10/1. Ông cho rằng có một số tổ chức xã hội đã ngăn cản việc đưa AI vào vũ khí. Việc này cản trở quân đội sử dụng AI để tăng cường tốc độ phản ứng của hệ thống phòng thủ.

"Thời gian là vũ khí", Jette nói. "Nếu tôi không thể đưa AI vào việc quản lý, vận hành vũ khí và các quy trình bắn tự động thì về lâu dài tôi sẽ mất lợi thế về thời gian". Theo ông này, sẽ không đủ nhân lực cho việc điều khiển các hệ thống vũ khí có tốc độ cao.

Văn phòng của Jette đang hợp tác với Bộ chỉ huy Tương lai (AFC) của quân đội Mỹ để tìm cách tích hợp AI và hệ thống vũ khí. AFC là đơn vị chịu trách nhiệm trong việc hiện đại hóa quân đội Mỹ. Cơ quan này đã thành lập trung tâm nghiên cứu AI tại Đại học Carnegie Mellon.

"Làm thế nào tôi có thể đưa ra các chính sách phù hợp để đảm bảo vũ khí sẽ không tự động bắn khi chúng muốn. Thay vào đó, chúng ta sẽ thiết kế một hệ thống chỉ huy và kiểm soát tốt, tăng cường khả năng phản ứng, tận dụng lợi thế từ AI và tốc độ trong một số hệ thống của chúng ta", Jette cho biết.

Trợ lý của thứ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho biết đang tiến hành xây dựng kiến trúc AI có tính lâu dài và phù hợp với khả năng phân bổ nguồn lực, đồng thời nghiên cứu ứng dụng tiềm năng của AI vào các lực lượng quân đội.

Phát biểu của Bruce Jette cho thấy quân đội Mỹ đã bỏ ngỏ khả năng sử dụng AI vào chiến tranh. Những thảo luận có nội dung như vậy làm dấy lên nỗi lo sợ về những cỗ máy giết người hàng loạt, những hệ thống AI tự điều khiển chiếm lĩnh thế giới nhưng trong các bộ phim viễn tưởng. Một số quan chức của Mỹ cho rằng nước này sẽ không có lợi thế quân sự trước Nga hay Trung Quốc nếu không sử dụng AI.

Theo Zing/BGR

Tương lai của trí tuệ nhân tạo: Tốt hay xấu?

Tương lai của trí tuệ nhân tạo: Tốt hay xấu?

2018 là năm phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), và nó hứa hẹn sẽ tiếp tục được đẩy mạnh hơn trong năm 2019. Tuy nhiên “ranh giới” đến những hệ lụy xấu ngày càng mong manh.