Mỹ mới đây cảnh báo các quốc đảo Thái Bình Dương về mối đe dọa an ninh khi công ty Trung Quốc thầu xây dựng cáp quang biển, dù với giá cạnh tranh, theo nguồn tin của Reuters. Cụ thể, Washington đã gửi công hàm cho quốc đảo Liên bang Micronesia, bày tỏ quan ngại về dự án mà Huawei Marine hỗ trợ xây dựng cáp quang biển.

Huawei Marine là công ty mạng lưới trước thuộc quyền sở hữu của Huawei Technologies, mới đây được chuyển nhượng cổ phiếu đa số cho một công ty Trung Quốc khác là Hengtong. Mặc dù vậy, Huawei vẫn nắm giữ lượng nhỏ cổ phiếu Huawei Marine. Trong khi đó, Huawei đang là đối tượng bị cấm vận bởi chính quyền Mỹ.

Trong dự án cáp quang biển trên Thái Bình Dương, Huawei Marine đã nộp hồ sơ dự thầu cùng với Alcatel Submarine Networks, công ty con của Nokia, và NEC của Nhật Bản. Dự án trị giá 72,6 triệu USD này được hỗ trợ bởi Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Dự án được thiết kế để cải thiện thông tin liên lạc tới Micronesia cùng các quốc đảo Thái Bình Dương như Nauru và Kiribati. Trước đó, chính phủ Nauru cũng được cảnh báo nguy cơ khi Huawei Marine tham gia vào dự án.

Theo Hiệp ước Liên kết Tự do, một thỏa thuận được ký từ những năm 80 của thế kỷ trước giữa Mỹ với các vùng lãnh thổ đối tác ở Thái Bình Dương, Washington chịu trách nhiệm bảo vệ Micronesia.

Dù vậy, giá thầu của Huawei Marine trong quá trình đầu tư mua sắm thấp hơn giá của các đối thủ tới 20%. Vì thế Huawei Marine có lợi thế rõ ràng để thắng thầu. Thông thường, các quốc gia đều sẽ thành lập ủy ban đánh giá thầu để đảm bảo nhà thầu được chọn tuân thủ chính sách.

Cáp quang biển mang lại dung lượng dữ liệu lớn hơn nhiều so với vệ tinh, đóng vai trò trung tâm trong thông tin liên lạc quốc tế, nhưng đồng thời cũng là vấn đề nhạy cảm ở Thái Bình Dương. Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi dự án trên ​​kết nối với hệ thống cáp biển HANTRU-1, được sử dụng bởi Mỹ và đồng minh Guam.

{keywords}
Mỹ đã lên tiếng can thiệp khi Huawei thầu cáp quang biển khu vực Thái Bình Dương.

Liên quan đến chuyện nhạy cảm này, năm 2018 Australia từng chi trả phần lớn cho hệ thống cáp quang biển của các nước láng giềng khu vực Thái Bình Dương, gồm Papua New Guinea và Quần đảo Solomon, cũng để ngăn Huawei Marine đấu nối cáp với Sydney.

Về phần mình, Trung Quốc bình luận rằng cảnh báo từ phía Mỹ là hành động bôi xấu.

Anh Hào (Theo Reuters)

Mỹ bắt đầu “soi” kỹ cáp quang biển Trung Quốc

Mỹ bắt đầu “soi” kỹ cáp quang biển Trung Quốc

Mỹ sắp tới có thể rà soát lại các tuyến cáp quang biển, bao gồm 4 tuyến cáp giữa Mỹ và Trung Quốc, hầu hết trong số đó được sở hữu bởi các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.