Tham dự cuộc họp có Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Nhật Kishida Fumio và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi.
Theo AP, Thủ tướng Morrison thông báo qua một phát ngôn viên rằng các đại biểu sẽ "trao đổi quan điểm về những diễn biến ở cả khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và trên toàn cầu".
Chiến sự ở Ukraine đã khiến hơn 1 triệu người đi lánh nạn, chủ yếu sang Ba Lan. Ảnh: AP |
Australia, Mỹ và Nhật Bản đều đã áp đặt cấm vận đối với Nga, trong khi Ấn Độ vẫn kiềm chế. Tại cuộc bỏ phiếu ngày 2/3, ba nước cũng ủng hộ một nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc yêu cầu Moscow ngay lập tức ngừng tấn công và rút quân khỏi Ukraine còn Delhi để phiếu trắng.
Hiện chưa rõ Ấn Độ có bị Mỹ, Nhật Bản và Australia thúc ép phải hành động nhiều hơn hay không, nhưng một nguồn tin khẳng định đó không phải là mục đích của cuộc họp.
Ấn Độ có quan hệ với Nga từ thập niên 1960, khi Liên Xô là một trong những nguồn cung cấp vũ khí lớn cho nước này.
Tại cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc cũng bỏ phiếu trắng.
Sau khi Bắc Kinh bị chỉ trích không dùng ảnh hưởng của mình để kiềm chế Tổng thống Vladimir Putin về chiến dịch quân sự ở Ukraine, ngày 2/3, Ngoại trưởng Vương Nghị đã bày tỏ với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba rằng Trung Quốc "thực sự đau buồn" vì chiến tranh và ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình.
Ông Kuleba đã đề nghị Trung Quốc giúp làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn.
>>> Cập nhật chiến sự tại Ukraine hiện nay trên VietNamNet
Thanh Hảo
Ngày thứ 8 chiến sự ở Ukraine, Nga đưa lính bị thương sang Belarus
Chiến dịch quân sự của Nga nhằm vào các thành phố của Ukraine tiếp tục diễn ra căng thẳng trong ngày thứ 8, khiến hơn 1 triệu người phải di tản.