Các con số đẹp như, tiến 6789, tứ quý 9999, ngày tháng năm sinh hay khẩu hiệu cá tính được giới trẻ, học sinh sử dụng tràn ngập trên các biển lắp phía sau xe máy điện.

{keywords}

Sáng 7/12, Công an Hà Nội đã thực hiện đăng ký biển kiểm soát cho xe máy điện, xe đạp điện miễn phí tại các quận, huyện trên toàn thành phố. Biển số này có kích thước và quy định mẫu, màu sơn giống với biển kiểm soát xe gắn máy thông thường.

{keywords}

Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên thực hiện chỉ có địa điểm đăng ký của Công an quận Hai Bà Trưng là đông khách hàng tới làm thủ tục, các quận huyện khác khá vắng vẻ. Trên đường phố chiều 7/12 vẫn còn rất nhiều học sinh đi xe máy điện gắn biển số đẹp tự chế.

{keywords}

Những biển số như thế này sẽ dần dần bị xóa sổ. Thông thường người sử dụng được chọn biển có loại số tùy theo sở thích ngay tại cửa hàng bán xe máy điện.

{keywords}

Hoặc đặt làm tại các cơ sở làm biển quảng cáo, tiệm chuyên chế biển số xe... Nội dung trên biển xe máy điện có thể viết tắt tên chủ nhân và ngày tháng năm sinh.

{keywords}

Thông thường, các biển số tứ quý, ngũ quý được sử dụng nhiều hơn cả. Thanh, một người đi xe máy điện cho biết, số 9 là con số của hạnh phúc an lành và thuận lợi, tượng trưng cho sự vĩnh cửu đẹp đẽ. "Ngoài 6 và 8 nhiều người còn thích số 9 vì nó gần như là hình ảnh cho sự viên mãn", Thanh nói.

{keywords}

Một chủ phương tiện khác lại dùng chiêu quảng cáo cửa hàng kinh doanh của mình bằng biển số xe máy điện.

{keywords}

Tại bãi gửi xe ở trường học, ngoài biển dùng số đẹp cũng rất dễ dàng nhìn thấy những biển có khẩu hiệu, ngôn từ thể hiện cá tính của chủ nhân.

{keywords}

Biển số in năm sinh của một học sinh cấp 3 trường THPT Trần Phú, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).

{keywords}

Biển được gắn sẵn trong khi bày bán tại cửa hàng.

{keywords}

Đây là phương thức mà các cửa hàng bán xe muốn gây sự chú ý của người đi đường, dưới mỗi biển số đều có một dòng địa chỉ quảng cáo, giới thiệu cửa hàng của họ.

{keywords}

Lãnh đạo đội CSGT số 1 cho biết, qua tuần tra kiểm soát trên phố, có tới 90% người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện vi phạm các lỗi không đội mũ bảo hiểm, kẹp 3-4 người, vượt đèn đỏ, trong đó chủ yếu là thanh thiếu niên, học sinh.

Ngoài việc xử phạt, nhắc nhở các lỗi vi phạm giao thông, kể từ ngày 30/6/2016, các phương tiện xe đạp điện, xe máy điện lưu thông không gắn biển số đăng ký sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Cụ thể với xe không gắn biển số đăng ký, đối với học sinh từ 14 đến 16 tuổi, mức phạt là 75.000 đồng, người điều khiển trên 16 tuổi phạt 150.000 đồng. Người điều khiển không xuất trình được giấy tờ mua bán phương tiện sẽ bị tạm giữ xe 7 ngày.

Phòng PC67 cho biết, căn cứ Thông tư số 54 năm 2015 về việc giải quyết đăng ký, cấp biển số xe đối với xe máy - mô tô điện (bổ sung Điều 25A vào Thông tư số 15/2014 của Bộ Công an, từ ngày 7/12 xe máy - mô tô điện phải làm thủ tục đăng ký biển số. Từ ngày 6/12/2015 đến 30/6/2016, người dân đăng ký xe môtô điện, xe máy điện sẽ không phải đóng thuế trước bạ, không thu lệ phí đăng ký xe. Từ ngày 1/7, khi đăng ký sẽ phải đóng thuế trước bạ và lệ phí.

Nếu sau ngày 30/6/2016, chủ phương tiện không đi đăng ký xe mà sử dụng để tham gia giao thông là vi phạm quy định pháp luật và bị xử phạt nghiêm. Các chủ phương tiện, phụ huynh học sinh được mở rộng thời hạn tối đa 6 tháng để đến Công an quận, huyện trên toàn thành phố Hà Nội để đăng ký biển số cho con em mình.

(Theo Zing)