Vợ chồng tôi chỉ có một con trai duy nhất, chồng tôi mất chưa được bao lâu thì con trai tôi phát bệnh ung thư. Cháu chưa kịp có vợ con, đây là cú sốc cho cả hai mẹ con tôi. Sợ khi mất đi tôi sẽ cô độc trên đời, cháu đã đặt vấn đề với một cô đồng nghiệp cùng cơ quan nhờ cô này sinh con hộ bằng ống nghiệm với thỏa thuận xóa nợ cho cô gái đó (cô này nợ con tôi gần 1 tỷ đồng) và tặng thêm cho cô ta 1 tỷ đồng nữa. Cô gái này đồng ý rồi cùng con tôi đến bệnh viện làm thủ tục thụ tinh ống nghiệm. Tuy nhiên, phía bệnh viện yêu cầu phải có đăng ký kết hôn thì phía bệnh viện mới có thể thực hiện được. 

Sau đó, con tôi và cô gái đó đi đăng ký kết hôn mà không hề tổ chức đám cưới và thông báo cho 2 gia đình biết như những cuộc hôn nhân thông thường. Khi có giấy đăng ký kết hôn, phía bệnh viện đã lấy trứng của cô gái và tinh trùng của con tôi cấy được 5 phôi cộng với tích trữ tinh trùng của con tôi tại bệnh viện (hiện hàng năm tôi vẫn đóng phí lưu trữ cho bệnh viện).

Ước nguyện của con tôi chưa kịp thực hiện thì chỉ cách ngày chuyển phôi vài ngày, con tôi đã qua đời. Sau đám tang, cô gái kia tới đưa ra tờ đăng ký kết hôn đòi chia tài sản, dù biết là thỏa thuận để hợp thức hóa việc sinh con cho con trai tôi nhưng tôi vẫn chia một phần tài sản của con cho cô ta với mong muốn cô ấy sẽ chuyển phôi, sinh cháu cho tôi.

Thế nhưng, sau khi lấy được phần tài sản, cô ta đã thay đổi, không chịu làm thủ tục chuyển phôi. Tôi nhiều lần hẹn gặp, gọi điện năn nỉ nhưng cô ta đều lẩn tránh. Sau đó, tôi có thuê được một người mang thai hộ nên tìm tới bệnh viện xin được chuyển phôi cho người phụ nữ kia nhưng bị bệnh viện từ chối vì theo bệnh viện cho hay chỉ có con trai tôi và cô gái kia mới được quyền sử dụng số phôi và tinh trùng này.

Xin hỏi, bệnh viện làm như vậy có đúng không, tôi có cách nào để đòi lại số phôi và tinh trùng của con tôi?

(Trần Thị Hoa, TP.HCM)

Luật sư Nguyễn Duy Bình (Văn phòng luật sư Duy-Trinh) trả lời:

Căn cứ vào trình bày trên,bà có thể yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật do "kết hôn giả tạo" quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm d, khoản 1, Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

{keywords} 
Luật sư Nguyễn Duy Bình

Tinh trùng là một phần thân thể người chết (không thể xem là tài sản - hiện chưa có quy định rõ ràng). Theo tinh thần điều 21 luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người chết và hiến, lấy xác thì cha, mẹ người chết có quyền lấy mô, bộ phận cơ thể người chết để hiến. Vậy có thể áp dụng tương tự pháp luật để xác định quyền của người mẹ trong trường hợp này có quyền đòi lại tinh trùng của người con.

Trinh trùng của người con để lại, cha mẹ có quyền áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định số 10/2015 của Chính phủ quy định như sau: "Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện."

Ý nguyện của người chết khi gửi giữ tinh trùng nhằm mục đích duy trì nòi giống không có gì xấu nên việc lấy tinh trùng để thụ tinh cũng là tôn trọng ý chí người chết, không vi phạm pháp luật, đạo đức.

Khai sinh cho con có cha mang quốc tịch nước ngoài

Khai sinh cho con có cha mang quốc tịch nước ngoài

Tôi vừa sinh con nhưng chồng tôi đang ở nước ngoài, mang quốc tịch Mỹ, vậy làm sao để khai sinh cho con?  

Đoàn Nga (ghi)