Nếu bạn đang quản lý những doanh nghiệp nhỏ, hoặc đang có ý định xây dựng một doanh nghiệp cho riêng mình, hãy tham khảo những kỹ năng mà bạn nên có.
1. Kỹ năng tổ chức
Dù bạn có kinh doanh ở lĩnh vực gì đi chăng nữa thì luôn có điểm chung trong cách bạn tiến hành công việc. Giống như việc bạn đi chợ, bạn phải lên danh sách những thứ mà mình cần để không phải quay đi quay lại cho mỗi món đồ.
Ví dụ như, thay vì kiểm tra email liên tục trong ngày, bạn sẽ trả lời email vào buổi sáng và kiểm tra lại một lần nữa vào buổi chiều. Bằng cách này, bạn có thể tập trung vào những công việc cần thiết để hoàn thành dự án.
2. Cung cấp cho cả nhóm thông tin sẵn sàng
Để đưa ra những quyết định đúng đắn, ê-kíp của bạn cần phải có tất cả thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và quá trình kinh doanh. Việc yêu cầu cả nhóm săn lùng những thông tin không hiệu quả cho bất kỳ loại hình kinh doanh nào sẽ gây ra sự thất vọng và họ sẽ dự đoán thay vì tìm thông tin đúng. Sử dụng và quản lý thông tin hiệu quả rất quan trọng trong việc quản lý kinh doanh và hợp lý hóa các hoạt động trong kỷ nguyên của một biển thông tin.
3. Sử dụng điện toán đám mây
Theo một thông tin mới đây trên Forbes, 78% doanh nghiệp nhỏ của Mỹ sẽ hoàn toàn ứng dụng điện toán đám mây vào năm 2020, dẫn đến việc các cơ sở dữ liệu được đưa lên web nhiều hơn. Việc sử dụng các ứng dụng và phần mềm dựa trên đám mây có thể cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh.
Điện toán đám mây cũng cho phép các thành viên có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào.
4. Truyền động lực cho cả nhóm
Là một chủ doanh nghiệp, lãnh đạo là kỹ năng vô cùng quan trọng để đạt được thành công. Để các thành viên cố gắng hết sức mình, bạn cần truyền động lực cho họ. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần và năng suất làm việc của nhân viên. Bạn cũng có trách nhiệm đảm bảo rằng họ sẽ nhận được cái họ cần (về mặt đạo đức hay tiền bạc) để thể hiện tốt nhất. Bạn phải hiểu được những mối quan tâm của nhân viên.
5. Theo dõi hiệu suất
Việc đặt ra mục tiêu cho doanh nghiệp và đo lường kết quả là rất cần thiết. Là chủ doanh nghiệp, bạn cần phải thiết lập các phép đo cụ thể để nhìn thấy kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra.
Đo lường và theo dõi kết quả kinh doanh cũng sẽ giúp bạn nhận ra những vấn đề cần giải quyết. Hãy nhìn vào doanh số bán hàng hàng tuần hoặc phần mềm dữ liệu. Hãy kiểm tra hiệu quả. Bạn có đang giữ chân khách hàng hay không? Hãy kiểm tra cách nhân viên làm việc. Hãy tìm những công cụ có thể giúp bạn theo dõi hiệu quả công việc hàng ngày.
- Nguyễn Thảo (Theo Life Hack)
Xem thêm: