Em vi phạm không đội mũ bảo hiểm, không có bằng lái xe, không có đăng ký xe. Vậy khi đi nộp phạt em phải chịu mức phạt là bao nhiêu tiền? Nếu đi nộp muộn vài ngày có bị phạt thêm không?

{keywords}
Ảnh minh họa

Thứ nhất: quy định về độ tuổi điều khiển xe

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:

“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;”

Theo đó, bạn mới 17 tuổi nên chỉ được phép lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3

Thứ hai: mức phạt đối với với người điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi:

Tại Điểm a Khoản 4 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định: 

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên”.

Như vậy, nếu bạn 17 tuổi mà điều khiển xe máy có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên thì mức phạt tiền sẽ là 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Theo điểm i khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Người điều khiển, người ngồi trên xe "không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

Ngoài ra, Điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về  nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính như sau:

Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

d) Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Bạn thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi.

{keywords}
Ảnh minh họa

Thứ ba: Về việc chậm nộp tiền phạt:

Theo Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012  quy định về thủ tục nộp tiền phạt:

“1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.

Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.

3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.

Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.”

Như vậy, người bị xử phạt hành chính sẽ nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước hoặc tài khoản Kho bạc Nhà nước mà trên quyết định xử phạt hành chính đã ghi rõ với thời hạn là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Nếu nộp phạt muộn thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Vậy, bạn có 10 ngày để đi nộp tiền phạt xử phạt vi phạm giao thông. Trong trường hợp đi nộp muộn sẽ bị nộp phạt thêm tính dựa trên số ngày bạn nộp phạt muộn. Trường hợp bạn không có đủ tiền nộp phạt, bố mẹ bạn sẽ có trách nhiệm nộp thay bạn.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Xe máy gắn mái che tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông

Xe máy gắn mái che tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông

Nếu một chiếc xe máy chế thêm mái che phía trên thì có vi phạm luật giao thông không? Nếu có thì sẽ phạt ra sao?