- Tổng công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCMC) khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện một số biện pháp đề phòng nguy cơ rò điện do ngập nước trong nhà.

Cụ thể, EVN HCMC cho biết: Từ nhiều năm trước, các cơ quan điện lực luôn cảnh báo, trong những thời điểm mưa, đặc biệt là khi ngập nước, bất cứ thiết bị điện nào trong nhà cũng có thể trở thành mối nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, những đường dây điện đi ngầm hay ổ cắm cũng dẫn đến những nguy cơ chập, rò điện gây nguy hiểm hoặc thất thoát điện năng.

Theo EVN HCMC, người dân nên rút các thiết bị điện ra khỏi ổ cắm điện. Nếu nước dâng cao, gây ngập các ổ cắm điện gắn cố định trên tường thì cần phải cúp cầu giao điện hoặc CB (automat) tổng trong nhà.

{keywords}

Người dân cần chủ động thực hiện một số biện pháp đề phòng nguy cơ rò điện do ngập nước .

Trong trường hợp xảy ra tình huống có thể gây tai nạn, nhanh chóng gọi điện số 114 của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy để được hỗ trợ nhanh nhất.

Hiện nay, rất nhiều gia đình khi thiết kế các đường điện trong nhà thường đặt ổ cắm ở các vị trí khá thấp để tiện cho sinh hoạt. Tuy nhiên, EVN HCMC cho rằng, đây lại là một trong những mối nguy hiểm rình rập trong mùa mưa, bão, đặc biệt khi gia đình bạn nằm trong khu vực ngập, úng.

Lúc này, tốt nhất không nên sử dụng và nên bịt kín các ổ điện ở vị trí thấp này. Nếu muốn, hãy sử dụng các ổ điện ở vị trí cao hoặc khô ráo hơn.

“Cần chú ý đường dây điện cũng nên đặt ở vị trí cao để tránh rò rỉ điện gây nguy hiểm khi gặp nước”, EVN HCMC khuyến cáo.

Để phòng tránh tai nạn điện có thể xảy ra khi mưa, bão, ngập lụt, EVN HCMC khuyến cáo người dân không đứng trú mưa tại chân cột điện, dưới mái hiên trạm biến áp. Không chạm trực tiếp vào cột điện, dây nối đất, dây chằng cột điện, thùng điện kế, thùng cầu dao….

Ngoài ra, không lên sân thượng, mái nhà (nơi có đường dây điện băng qua). Không tự ý sửa chữa đường dây, thiết bị điện ngoài trời.

Mặt khác, nên ngắt nguồn điện nếu khu vực trong nhà bị ngập nước hoặc bị mưa làm ướt sàn (tạt, dột). Nên bố trí chỗ lắp đặt đường dây dẫn điện, ổ cắm điện, thiết bị sử dụng điện trong nhà cao hơn mức nước thường ngập lụt, ẩm ướt; lắp thiết bị đóng, cắt có tính năng chống rò điện phù hợp (ELCB). Nên cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (các bảng hiệu, bảng quảng cáo…) khi trời mưa to, gió lớn.

“Nên tránh xa, cảnh báo cho mọi người xung quanh biết và lập rào chắn khi phát hiện cột điện ngã đổ, dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ,... và báo ngay cho Trung tâm chăm sóc khách hàng để thông báo xử lý kịp thời...”, EVN HCMC hướng dẫn.

Thực tế, những tai nạn liên quan đến điện giật vì mưa ngập không phải ít gặp.

Tháng 8/2016, ở Hà Nội, một nam công nhân kỹ thuật điện tại Hà Nội bị hôn mê sâu, ngừng tim do bị điện giật khi cây đổ trong cơn bão số 3.

Tháng 9/2015, một học sinh ở Hải Phòng đã bị điện giật tử vong tại sân trưởng do mưa ngập, điện rò rỉ từ sân cầu lông ra ngoài.

Tháng 7/2010, 2 người đã bị điện giật chết trong ngôi nhà ngập nước và một người bị tử vong do rò điện trên phố.

L.Bằng