Theo Cục Điều tiết điện lực, giá mua điện bình quân từ các đơn vị phát điện trực tiếp tham gia thị trường điện trong 3 năm là 1087,3 đ/kWh. Hiện mức giá điện mà EVN bán ra thị trường ở mức bình quân là 1.622,05 đồng/kW/h, được áp dụng từ 16/3.

Thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, trước năm 2012, cả nước có 31 nhà máy điện với tổng công suất lắp đặt là 9.300 MW. Từ khi vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, có 59 nhà máy điện tham gia thị trường với tổng công suất 14.796 MW, chiếm 41,63% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống. Hiện vẫn còn 50 nhà máy điện chưa tham gia chào giá trực tiếp, trong đó có nhiều nhà máy điện đa mục tiêu và nhà máy điện BOT.

Điều đáng chú ý là tất cả nhà máy điện tham gia thị trường điện cạnh tranh hiện nay đều bán điện cho Tổng Công ty Mua bán điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Theo Cục Điều tiết điện lực, giá mua điện bình quân từ các đơn vị phát điện trực tiếp tham gia thị trường điện trong 3 năm là 1.087,3 đ/kWh. Trong đó, giá mua điện bình quân của thủy điện là 847,5 đ/kWh; nhiệt điện than là 1286,0 đ/kWh; tuabin khí là 1065,2 đ/kWh.

{keywords}

Hiện mức giá điện mà EVN bán ra thị trường ở mức bình quân là 1.622,05 đồng/kW/h, được áp dụng từ 16/3.

Hiện mức giá điện mà EVN bán ra thị trường ở mức bình quân là 1.622,05 đồng/kW/h, được áp dụng từ 16/3. EVN đang nắm đến 70% nguồn phát điện, còn lại các nhà máy ngoài EVN do các Tập đoàn như Than Khoáng sản; Dầu khí…

Theo phản ánh của nhiều nhà máy điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh, nhiều đơn vị gặp khó khăn do không thu hồi đủ chi phí khiến doanh thu hàng năm bị ảnh hưởng.

Theo ông Lê Trung Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), nhà máy chỉ thu hồi được 90% chi phí cố định qua giá hợp đồng, 10% chi phí cố định còn lại qua phần sản lượng bán trên thị trường. Tuy nhiên, giá thị trường thường thấp hơn giá hợp đồng nên nhà máy không thu hồi đủ chi phí cố định.

Bà Trần Kim Oanh, Tổng Giám đốc CTCP thuỷ điện Geruco Sông Công cũng cho biết, do những ràng buộc của thị trường và chịu nhiều ảnh hưởng từ những yếu tố như thuỷ văn, thời tiết nên những đơn vị thuỷ điện thường gặp bất lợi khi tham gia phát điện cạnh tranh. Khi hạn hán, giá thị trường cao thì nhà máy không đủ sản lượng. Ngược lại vào mùa lũ, hệ thống thừa điện thì giá thị trường bằng 0 nên doanh thu cũng rất thấp.

Mặt khác, các nhà máy điện hầu hết đều vay vốn bằng ngoại tệ, nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài nên chịu ảnh hưởng lớn khi tỷ giá tăng. Trong giai đoạn 2009-2015, tỷ giá VNĐ/USD đã tăng tới 27% khiến nhiều nhà máy điện phải bù thêm chi phí chênh lệch tỷ giá.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng, tuy còn nhiều tồn tại, nhưng sau 3 năm vận hành thị trường phát điện cạnh tranh đã bước đầu mang lại lợi ích cho các bên và thị trường bước đầu được hoàn thiện. Trong 109 nhà máy điện công suất trên 30MW thì đã có 59 nhà máy điện tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh với công suất đặt 14.796 MW đạt gần 42%.

"Việc vận hành thị trường trong bối cảnh cạnh tranh, vẫn duy trì an toàn tin cậy và đáp ứng điều kiện kinh tế xã hội. Trước 2012, điện của ta hết sức khó khăn, phải cắt điện luân phiên ảnh hưởng sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng từ năm 2012 vận hành thị trường thì mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng đảm bảo an toàn tin cậy”, Thứ trưởng nói.

(Theo VOV)