Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái hiện có trên 91 % dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào nông - lâm nghiệp. Những năm qua, Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề - Giáo dục thường xuyên huyện Mù Cang Chải đã tiến hành đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động là đồng bào dân tộc thiểu số.
Tính đến hết quý III, Trung tâm đã mở 7 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 205 học viên tham gia; Thực hiện xã hội hóa học nghề và tập huấn kỹ thuật của lao động nông thôn cho 575 người.
Được đào tạo, người dân có cơ hội nâng cao tay nghề |
Số lao động qua đào tạo là 11.456/33.234 người, đạt tỷ lệ 34,5% kế hoạch. Phần lớn các học viên đều phát huy được hiệu quả ngành nghề đã học ngay tại địa phương hoặc được tuyển dụng vào làm trong các doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế xã hội.
Một trong những cách làm hay mang lại hiệu quả trong công tác dạy nghề ở huyện Mù Cang Chải là thực hiện mô hình dạy nghề lưu động cho nông dân, nhất ở các xã vùng sâu, vùng xa.
Huyện đã chỉ đạo Trung tâm hướng nghiệp dạy - Giáo dục thường xuyên huyện đã tổ chức các lớp đào tạo ngắn ngày như truyền đạt kỹ năng trồng, chăm sóc cây sơn tra, đan lát, điện dân dụng, kỹ thuật sửa chữa xe máy và kỹ thuật trồng trọt…tạo điều kiện cho lao động nông thôn có kiến thức, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả.
Nhờ vậy, sau khi được đào tạo nhiều lao động ở nông thôn đã có việc làm và biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm giàu chính đáng tại địa phương mình. Họ nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình và góp phần nâng cao kinh tế của địa phương.
Hiệp hội Làng nghề đào tạo nghề cho hơn 1 vạn lao động nông thôn
Tính đến nay, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức được 283 lớp học, đào tạo nghề được cho hơn 1 vạn học viên lao động nông thôn. Góp phần nâng cao số lượng thợ thủ công được đào tạo nghề, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Nguyên Phương