Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước, cổ phiếu MVN của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - VIMC (tiền thân là Vinalines) tăng kịch trần gần 15% lên 34.700 đồng/cp. Đây là phiên tăng trần thứ 6 liên tiếp của cổ phiếu này.
Như vậy, chỉ trong khoảng một tuần, cổ phiếu MVN tăng hơn gấp đôi, từ mức 15.600 đồng/cp ghi nhận hôm 29/7 lên 34.700 đồng/cp. Vốn hóa của Vinalines cũng tăng gấp hơn 2 lần lên mức 41,7 nghìn tỷ đồng (gần 2 tỷ USD).
MVN là cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tuần qua, trở thành một điểm sáng và lọt ngay vào câu lạc bộ vốn hóa tỷ USD trên thị trường chứng khoán. Vốn hóa của MVN cũng vượt xa những doanh nghiệp nổi tiếng trên thị trường chứng khoán như Chứng khoán SSI, Cơ điện lạnh REE, Tôn Hoa Sen, Đầu tư Phát triển Kinh Bắc,... và theo sát những doanh nghiệp nổi tiếng như FPT, VietJet…
Đà tăng trên thị trường cùng với những tín hiệu tốt từ lĩnh vực vận tải biển đã giúp Vinalines bứt phá ngoạn mục sau khi thua lỗ nặng trong năm 2020 và kinh doanh khá kém trong các năm trước đó.
Ngành vận tải biến "nóng" trong thời gian gần đây. |
Trong 6 tháng đầu năm, Vinalines ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc với lợi nhuận đạt 1.066 tỷ đồng, cao gấp 8 lần cùng kỳ năm trước, hoàn thành vượt mục tiêu lợi nhuận cho cả năm 2021.
Hầu hết cổ phiếu tăng mạnh vài tháng qua là bởi DN trong các ngành này đi ngược khó khăn của thị trường và ghi nhận doanh thu lợi nhuận tăng vọt.
Vận tải biển chính là ngành “nóng" nhất thời gian qua. Việc thiếu container rỗng đã bất ngờ đẩy giá cổ phiếu các doanh nghiệp liên quan vận tải biển tăng mạnh. Cũng không kém MVN nhiều, cổ phiếu VOS của CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco) ghi nhận 6 trong 7 phiên gần đây tăng trần 7%, từ mức 6.800 đồng/cp lên gần 10.000 đồng/cp. Còn nếu tính trong 3 tháng qua, cổ phiếu này đã tăng gấp 2,5 lần.
Cổ phiếu ngành cảng biển tăng cũng tăng mạnh như CCR của Cảng Cam Ranh. Cổ phiếu này tăng mạnh từ mức khoảng 12.000 đồng/cp hồi giữa tháng 6 lên mức 24.000 đồng/cp như hiện tại. Hồi cuối tháng 7, cổ phiếu này thậm chí lên tới gần 40.000 đồng/cp.
Mặc dù tăng mạnh nhưng mức độ bền vững không cao như cổ phiếu CCR nói trên. Cổ phiếu này giảm mạnh từ cuối tháng 7 cho tới nay. MVN trong khi đó thanh khoản èo uột khi mà cổ đông Nhà nước nắm giữ hơn 99% vốn.
MVN cũng ghi nhận sự dang dở trong kế hoạch thoái vốn tại các công ty thành viên như tại: CTCP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart), Tổng công ty Thương mại kỹ thuật và Đầu tư (Petec), CTCP Vận tải biển và thương mại Phương Đông (OSTC), CTCP Vận tải biển Hải Âu (Sesco), CTCP Hàng hải Sài Gòn, CTCP Đầu tư và thương mại hàng hải Hải Phòng, CTCP Hàng hải Đông Đô (DDM), CTCP Vinalines Nha Trang.
Một số cổ phiếu cũng tăng giá bất thường như cổ phiếu TGG của Công ty Cổ phần Louis Capital: tăng gấp 6 lần từ đầu năm tới nay cho dù không có thông tin tích cực nào hỗ trợ, kể cả kết quả kinh doanh, thậm chí TGG đang ở tình trạng kinh doanh thua lỗ. Năm 2020 công ty lỗ 44 tỷ đồng, và quý 1/2021 tiếp tục lỗ thêm 344 triệu đồng, trong khi doanh thu cũng chỉ ghi nhận 34 triệu đồng.
Hồi đầu năm, kết quả kiểm tra của UBCKNN cho thấy bà Nguyễn Thị Thanh Hương, một nhà đầu tư, đã thực hiện hành vi thao túng cổ phiếu TGG. Theo đó, bà Hương đã bị phạt 550 triệu đồng do việc dùng 19 tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu TGG.sinh cùng với ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh.
Biến động chỉ số VN-Index. |
Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 9/8
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 18,41 điểm (1,37%) lên 1.359,86 điểm. Toàn sàn có 271 mã tăng, 97 mã giảm và 55 mã đứng giá. HNX-Index tăng 5,22 điểm (2,05%) lên 537,25 điểm. Toàn sàn có 148 mã tăng, 61 mã giảm và 74 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 1,1 điểm (1,25%) lên 89,38 điểm.
Tổng giá trị giao dịch đạt 28.630 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh đạt 15.430 tỷ đồng, tăng 0,3%, riêng giao dịch sàn HoSE giảm 0,3% xuống 20.600 tỷ đồng.
Trước đó, kết thúc phiên sáng nay, VN-Index tăng 3,27 điểm (0,24%) lên 1.344,72 điểm. HNX-Index tăng 0,99 điểm (0,92%) lên 328,45 điểm. UPCoM-Index tăng 0,51 điểm (0,45%) lên 88,79 điểm.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
Theo MBS, thị trường trong nước rung lắc hôm thứ Sáu không khó dự đoán sau khi chạm ngưỡng cản kỹ thuật tại 1.350 điểm, áp lực chốt lời khiến chỉ số đóng cửa ở mức thấp nhất trong phiên kèm thanh khoản cao là điều cần lưu ý, 1 phiên chốt lời thuần túy chưa ảnh hưởng đến xu hướng tăng của thị trường sau nhịp tăng 9 phiên liên tiếp.
Lúc này, nhóm cổ phiếu trụ chính là chỉ báo của thị trường, chừng nào nhóm này vẫn tiếp tục nâng đỡ thị trường hoặc tích cực hơn là luân phiên thay nhau dẫn dắt thì thị trường có thể dao động trong vùng 1.340-1.350 điểm, kịch bản thận trọng chỉ khi chỉ số để mất ngưỡng 1.320 điểm.
Chốt phiên chiều 6/8, chỉ số VN-Index giảm 4,1 điểm xuống 1.341,45 điểm. HNX-Index đứng ở mức 325,46 điểm. Upcom-Index tăng 0,35 điểm lên 88,28 điểm. Thanh khoản trong cả ngày đạt 27,1 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn, thấp hơn một chút so với phiên liền trước. Riêng sàn HOSE đạt hơn 22,5 nghìn tỷ đồng.
V. Hà
Dương Chí Dũng nằm tù bao năm, Vinalines chưa thoát vũng lầy nợ nần
Doanh nghiệp đầu ngành vận tải biển Vinalines chưa thể gây bất ngờ trong phiên IPO sau khi thất bại trong việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược. Gánh nặng lỗ và nợ nần thời kỳ hậu Dương Chí Dũng vẫn còn rất lớn.