Doanh nghiệp của đại gia kín tiếng khởi nghiệp từ Đông Âu thành công trong thương vụ lịch sử: thu về gần nửa tỷ USD nhờ vào sự thèm khát của ông lớn ngoại đối với một ngành có khả năng vượt qua khủng hoảng tài chính kinh tế.

CTCP Tập đoàn Masan (MSN) của ông Nguyễn Đăng Quang vừa công bố thông tin về việc SK Group - một tập đoàn hàng đầu tại Hàn Quốc - đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Masan. Đây cũng sẽ là nhà đầu tư chiến lược của Masan.

Theo đó, SK Group chính là đại gia sẽ mua toàn bộ gần 110 triệu cổ phiếu quỹ mà Masan thông báo bán vừa qua, với mức giá 100 ngàn đồng/cp (cao hơn thị giá 91 ngàn đồng hiện tại), tương đương tổng số tiền 470 triệu USD.

SK Group của Hàn Quốc sẽ nắm giữ 9,5% cổ phần có quyền biểu quyết của Masan và có quyền cử đại diện trong HĐQT của Masan Group.

SK Group là tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng, viễn thông, linh kiện công nghệ cao, logistics và dịch vụ. Trong khi đó, Masan là ông lớn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh và khoáng sản tại Việt Nam.

Vài năm gần đây, làn sóng nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam khá mạnh. Đích ngắm của các đại gia ngoại thường là các doanh nghiệp hàng đầu một số ngành có tiềm năng của Việt Nam như: bất động sản, bán lẻ, ngân hàng, hàng không, tiêu dùng nhanh,...

Đại gia ngoại đổ hàng tỷ USD vào các ông lớn như Vingroup, Sabeco, Vinamilk, VietJet, Thế giới di động, PNJ,...

{keywords}
 

Gần đây, các thị trường mới nổi ở châu Á bị rút vốn mạnh nhất kể từ khủng hoảng 2008 do lãi suất ở Mỹ tăng mạnh và giới đầu tư lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính mới, theo chu kỳ 10 năm có thể xảy ra.

Tuy nhiên, theo báo cáo của CTCK HSC, với nền tảng vĩ mô vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đang được xem là một điểm khác biệt so với khu vực. Dòng vốn ngoại vẫn đổ vào, bất chấp tình hình rút ròng vốn đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt tại các thị trường mới nổi.

Hàn Quốc là nước có dòng tiền đổ vào Việt Nam lớn nhất, thông qua cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và cả gián tiếp FII.

Đơn cử, một đại gia BĐS Hàn Quốc muốn rót 3,2 tỷ USD nhằm hồi sinh một dự án nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu, trong khi công ty Quản lý quỹ Hanwha của xứ sở kim chi cũng đã rót 400 triệu USD vào Vingroup. Ngân hàng Hàn Quốc KEB Hana nhắm tới BIDV...

Thương vụ với Masan Group của SK Group do vậy cũng dễ hiểu và nó còn được xem là hợp lý bởi ngành thực phẩm tiêu dùng nhanh ở Việt Nam có tốc độ phát triển rất nhanh. Hai ngành tiêu dùng và tài nguyên còn được xem là có tiềm năng tăng trưởng bền vững, có khả năng vượt qua các bất ổn kinh tế vĩ mô và hiện được đánh giá là chưa được khai thác đúng mức.

Thương vụ SK Group 470 triệu USD được xem là có lợi cho cả hai bên. Đây là thương vụ lịch sử thứ hai trong vòng chưa đầy một tháng của Masan.

Trước đó, hồi cuối 2017, Masan đã mua vào 100,66 triệu cổ phiếu quỹ nâng lượng cổ phiếu quỹ nắm giữ lên mức gần 110 triệu cổ phiếu quỹ như hiện nay. Mức giá bình quân mua vào khi đó chỉ khoảng 58.000 đồng/cp, với tổng giá trị khoảng 5,9 ngàn tỷ đồng.

Theo báo cáo hợp nhất quý 2/2018, Masan ghi nhận giá trị số cổ phiếu quỹ nói trên ở mức hơn 6,5 ngàn tỷ đồng. Do vậy, thương vụ này giúp Masan có chênh lệch khoảng 4,5 ngàn tỷ đồng.

Chỉ trước đó chưa đầy 1 tháng, các doanh nghiệp của cặp bài trùng số một giới tỷ phú Việt là Nguyễn Đăng Quang - Hồ Hùng Anh cũng đã thực hiện một phi vụ lịch sử. Công ty con của Masan chi 29 triệu USD (khoảng 680 tỷ đồng) mua lại 49% nhà máy chế biến hóa chất vonfram hàng đầu thế giới Núi Pháo - H.C.Starck từ H.C.Starck. Theo đó, Núi Pháo đã trở thành công ty con do MSR sở hữu 100% vốn.

Cặp đại gia bài trùng này đã giàu lên nhanh chóng khi trở về Việt Nam sau thời gian khởi nghiệp ở Đông Âu và đang dắt tay nhau trở thành những tỷ phú USD Việt.

Vợ chồng đại gia Nguyễn Đăng Quang dù kín tiếng nhưng được xem giàu hơn cả tỷ phú USD, có khối tài sản còn lớn hơn cả tỷ phú USD Việt được Forbes ghi danh gần đây.

Theo hãng tin tài chính Bloomberg, khối tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Masan (MSN) đạt 1,2 tỷ USD từ đầu 2018 và là tỷ phú USD thứ 3 Việt Nam, sau ông Phạm Nhật Vượng Vingroup và bà Nguyễn Thị Phương Thảo VietJet.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), áp lực chốt lời mạnh khiến VN-Index chưa lấy lại được mốc 1.000 điểm. Nhóm dầu khí, thủy sản đã bị chốt lời mạnh nhất nhưng nhiều cổ phiếu vẫn tăng giá. Dòng tiền vào thị trường khá mạnh giúp thanh khoản tăng vọt.

Một số công ty chứng khoán có cái nhìn thận trọng trong các dự báo.

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng thị trường  tiếp tục có diễn biến đi ngang trong biên độ hẹp trong những phiên kế tiếp.

Chứng khoán BIDV (BSC) cũng thị trường tiếp tục trong trạng thái tích lũy với tín hiệu bứt phá ở các phiên sau.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/9, VN-index tăng 2,05 điểm lên 995,54 điểm; HNX-Index tăng 0,6 điểm lên 114,2 điểm. Upcom-Index tăng 0,48 điểm lên 52,46 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 330 triệu đơn vị, trị giá 6,3 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

'Con đường ngắn nhất': Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thần tốc thực thi

'Con đường ngắn nhất': Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thần tốc thực thi

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ và tỷ phú giàu nhất Việt Nam không phải là người nằm ngoài cuộc chiến khốc liệt này. 

Tỷ phú Trần Đình Long áp đảo, đại gia Lê Phước Vũ gặp khó

Tỷ phú Trần Đình Long áp đảo, đại gia Lê Phước Vũ gặp khó

Ông chủ Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long tiếp tục gia tăng vị thế của mình trong ngành thép và khiến các đối thủ rơi vào tình trạng khó khăn. Túi tiền của vị tỷ phú USD thứ 3 của Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng.

Lộ 2,5 tỷ USD: Đại gia Việt được vào danh sách theo dõi

Lộ 2,5 tỷ USD: Đại gia Việt được vào danh sách theo dõi

Nếu chấp nhận khoản tiền 2,5 tỷ USD, có lẽ ông đã lọt danh sách những người giàu nhất hành tinh của Forbes từ trước cả tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng.

Đại gia phân bón số 1 Việt Nam: Cú đòn khó đỡ, nguy cơ lỗ nặng

Đại gia phân bón số 1 Việt Nam: Cú đòn khó đỡ, nguy cơ lỗ nặng

Đại gia phân đạm số 1 Việt Nam sắp hết thời kỳ “trăng mật” và đang đối mặt với nguy cơ lỗ nặng, triển vọng kinh doanh u ám do những thay đổi về chính sách giá khí đầu vào và nguồn cung không đủ.