CEO hãng hàng không Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo đánh cược mạnh hơn vào lĩnh vực mới sau khi đã có những bước thành công ban đầu.
Đại hội cổ đông Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM - HDBank (HDB) 2018 đã bất ngờ thông qua 2 nội dung quan trọng: hợp tác chiến lược với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và nhận sáp nhập Ngân hàng PGBank.
Như vậy, đến phút chót, cuộc “tình duyên” trắc trở giữa Vietinbank và PGBank đã không thành hiện thực sau tròn 3 năm liên tục lỡ hẹn do “những vướng mắc trong thủ tục hành chính”, cho dù ĐHCĐ cả PGBank và VietinBank đã chính thức thông qua nội dung sáp nhập vào ngày 14/4/2015.
Ngay sau khi VietinBank rút lui khỏi thương vụ sáp nhập với PGBank, HDBank của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã thế chân và thương vụ sáp nhập đã hoàn thành ngay trong ĐHCĐ của 2 ngân hàng hôm 21/4 vừa qua.
Theo đó, cổ đông HDBank đã đồng ý sáp nhập PGBank với tỷ lệ hoán đổi 1:0,621, tức 1 cổ phiếu PGBank đổi lấy 0,621 cổ phiếu HDBank. HDBank sẽ phát hành cổ phiếu và sử dụng số cổ phiếu này để hoán đổi lấy toàn bộ số cổ phiếu đang lưu hành của PGBank.
Thời gian hoán đổi dự kiến là tháng 7/2018 sau khi UBCKNN chấp thuận và thời gian hoàn tất sáp nhập theo kế hoạch sẽ vào tháng 8/2018. Theo đề án, HDBank sẽ phát hành 300 triệu cổ phiếu HDB, trong đó 180 triệu cổ phiếu HDB được dùng để hoán đổi lấy 300 triệu cổ phiếu PGBank, 120 triệu cổ phiếu HDB còn lại sẽ được phân phối cho cổ đông hiện hữu của HDBank theo tỷ lệ sở hữu.
Trong khi đó, toàn bộ số cổ phần được hoán đổi chuyển sang PGBank sẽ bị phong tỏa, đồng thời chỉ được chuyển nhượng 30% sau 6 tháng và 70% còn lại sau 12 tháng kể từ ngày sáp nhập chính thức.
Theo Đề án sáp nhập HDBank gửi các cổ đông, việc sáp nhập giữa HDBank và PGBank sẽ giúp HDBank hoàn thiện thêm hệ sinh thái khách hàng, từ hàng không đến viễn thông, điện lực, xăng dầu,... HDBank có cơ hội cung cấp toàn bộ các dịch vụ tài chính cho nhân viên của Petrolimex; khai thác khoảng 2.500 điểm bán lẻ xăng dầu cùng khoảng 4.000 đại lý khắp cả nước của PLX.
Việc sáp nhập giúp Petrolimex giảm tỷ lệ sở hữu tại PGBank theo chủ trương của Chính phủ. Hiện Petrolimex là cổ đông lớn sở hữu 40% vốn điều lệ của PGBank.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và cũng là duy nhất ở Đông Nam Á - đi lên từ Sovico Holdings, nổi danh với việc gây dựng thành công hàng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam VietJet và đang dồn lực phát triển Ngân hàng HDBank.
Với sự góp sức của bà Thảo, HDBank đã ghi nhận những bước tăng trưởng tốt sau sáp nhập qua hai thương vụ mua lại Công ty Tài chính Societe Generale VietFinance (SVGF) trực thuộc Tập đoàn Societe Generale (Pháp) và Ngân hàng Đại Á (DaiABank). Cùng với việc thâu tóm thêm PGBank, bà Phương Thảo trở thành người 'vô đối' trong M&A ngân hàng khi nhập 3 ngân hàng thành một định chế lớn.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), các cổ phiếu ngân hàng cũng đang quay đầu tăng khá mạnh.
Hàng loạt cổ phiếu như BIDV, Eximbank, HDBank, ACB, MBBank, Vietcombank,... đều tăng mạnh và giúp TTCK tăng bùng nổ trở lại. HDBank là một cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh hàng đầu trong thời gian qua, trụ vững ngay cả trước những đợt điều chỉnh của thị trường nhờ lực cầu mạnh từ khối ngoại.
Một số cổ phiếu trụ cột trên sàn cũng quay đầu tăng giá như Bảo Việt (BVH), Masan (MSN), Petrolimex (PLX), Sabeco (SAB),...
Nhóm cổ phiếu bất động sản và chứng khoán cũng tăng mạnh trong phiên cuối tuần với những mã như: DXG, DIG, SSI, HCM, CTS, CTD...
Mặc dù thị trường tăng trở lại, một số CTCK vẫn còn nghi ngờ tín hiệu hồi phục. BSC cho rằng, áp lực điều chỉnh có thể còn tiếp tục xuất hiện do thanh khoản thấp cùng sự kém hứng thú của khối ngoại. VN-Index đã ghi nhận tuần giảm điểm thứ hai liên tiếp, và đây cũng là một trong hai giai đoạn điều chỉnh rõ ràng nhất của chỉ số kể từ đầu năm đến nay.
Kết thúc phiên giao dịch 20/4, VN-Index tăng 25,23 điểm lên 1.119,86 điểm; HNX-Index tăng 1,52 điểm lên 132,58 điểm. Upcom-Index tăng 0,44 điểm lên 58,25 điểm. Thanh khoản đạt 270 triệu cổ phần. Giá trị đạt 10,1 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Thời điểm lịch sử: Tỷ phú Phương Thảo lên đỉnh, Bầu Hiển làm chuyện lớn
Các cổ phiếu ngân hàng tiếp tục nổi sóng với dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào. Các đại gia trong lĩnh vực này như ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) và bà Nguyễn Thị Phương Thảo tiếp tục lên đỉnh lịch sử.
Cú ra tay 2.700 tỷ, tỷ phú Phương Thảo gia tăng thế lực
Nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo hướng tới vị trí số 1 Việt Nam nhờ cổ phiếu VietJet không ngừng thăng hoa và doanh nghiệp liên quan không ngần ngại tung ngàn tỷ gia tăng thế lực.
Tỷ phú Phương Thảo lại thăng hoa, Bầu Hiển giàu nhanh nhân đôi túi tiền
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo chứng kiến Viet Jet Air thăng hoa bất chấp những sự việc ồn ào. Cổ phiếu SHB của ông Đỗ Quang Hiển tăng cả chục phiên liên tiếp và gấp đôi so với cách đây 3 tháng
Vượt bà Phương Thảo, tỷ phú USD thứ 5 Việt Nam xuất hiện
Ông chủ Tập đoàn Hòa Phát (HPG) Trần Đình Long đã chính thức trở thành tỷ phú USD thứ 4 tại Việt Nam sau ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Nguyễn Đăng Quang.