Những người có thói quen mua đồ ăn mang về có lẽ nên cân nhắc lại sự lựa chọn của mình sau khi luật cấm đồ nhựa dùng một lần chính thức được thông qua ở quốc gia tiên tiến này.
Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên thông qua luật cấm các vật dụng như dao, dĩa thìa muỗng... sử dụng một lần bằng nhựa không phân hủy.
Kể từ năm 2020, tất cả các nhà sản xuất đều phải đảm bảo những sản phẩm dao, chén, ly... sử dụng một lần đều phải phân hủy được và làm từ vật liệu sinh học.
Luật này nhằm giảm tiêu thụ năng lượng và chất thải sản xuất của ngành công nghiệp chế biến nhựa, cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải từ nhựa gây ra. Bên cạnh đó, sức khỏe của người tiêu dùng cũng là một yếu tố được đưa ra để cân nhắc.
Cốc, thìa, dĩa nhựa dùng một lần bằng vật liệu không phân hủy sẽ bị cấm ở Pháp. |
Sau khi lệnh cấm sử dụng túi nilon chính thức có hiệu lực từ hồi tháng 7 tại Pháp, đảng Europe Ecologie-Greens đã tiếp tục đưa ra đề xuất trên.
Mặc dù rất nhiều tổ chức môi trường tỏ ra hân hoan với luật này nhưng những người ở phe đối lập lại cho rằng luật này gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng và vi phạm các quy định về tự do thương mại trong khối EU.
Pack2Go Europe, một tổ chức có trụ sở ở Brussels (Bỉ), đại diện cho các nhà sản xuất bao bì ở châu Âu cho biết, họ sẽ chống lại luật này và hy vọng nó không lan rộng sang các nước khác trong khối EU.
Ông Eamonn Bates – Tổng thư ký của Pack2Go Europe cho biết: "Chúng tôi mong Ủy ban Châu Âu đưa ra biện pháp đúng đắn đối với Pháp vì đã vi phạm luật EU".
Luật này nhằm giảm tiêu thụ năng lượng và chất thải sản xuất của ngành công nghiệp chế biến nhựa, cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải từ nhựa gây ra. |
Ông Eamonn Bates cho rằng chưa có một bằng chứng khoa học nào cho thấy vật liệu có nguồn gốc sinh học lại thân thiện môi trường hơn. Ông cũng e rằng luật cấm sẽ khiến người dân lầm tưởng về khả năng phân hủy của loại vật liệu này.
Bộ trưởng Môi trường Pháp, bà Segolene Royal cũng cực lực phản đối lệnh cấm này. Bà cho rằng lệnh cấm mới đưa ra là phản xã hội, lấy dẫn chứng là các gia đình gặp khó về tài chính vẫn thường phải tận dụng các bộ đồ ăn dùng một lần để tiết kiệm chi phí.
Bộ trưởng Môi trường Pháp, bà Segolene Royal cũng cực lực phản đối lệnh cấm này. |
Các nhà vận động muốn lệnh cấm sẽ có hiệu lực ngay từ năm 2017 nhưng các nhà chức trách đã hoãn thời gian thực thi sang năm 2020.
Một số nước và một vài bang của Mỹ đã cấm túi nilon, tuy nhiên Pháp có lẽ là quốc gia đầu tiên ban lệnh cấm với đồ nhựa dùng một lần. Luật này được đưa ra sau một hội nghị mang tính bước ngoặt tại Paris vào năm ngoái về các giải pháp chống lại sự nóng lên của toàn cầu.
(Theo Soha)