Người dân kéo nhau ra đồng vớt "lộc"

{keywords}
Tối ngày 8/12, hàng trăm hộ dân thuộc xóm 1, xã Châu Nhân (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) ùn ùn kéo nhau ra đồng để vớt rươi. Mùa rươi bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch hàng năm nhưng thường mỗi tháng có vài ba ngày rươi nổi nhiều. Bởi vậy, chớp thời cơ, các hộ dân "huy động" tổng lực ra đồng vớt rươi (ảnh: Hoàng Lam).
{keywords}
Rươi là loài được dân gian gọi là "rồng đất" bởi có giá trị dinh dưỡng cao. Loài này sống dưới lớp bùn lầy gần sông ở một số địa phương. Bởi vậy, vào những ngày rằm, mùng 1 hoặc một số ngày bất kỳ trong tháng, hàng triệu con rươi ùn ùn từ dưới đất lên trở thành món quà quý thiên nhiên ban tặng cho một số địa phương hạ nguồn sông Lam, trong đó có xã Châu Nhân (ảnh: Hoàng Lam).
{keywords}
Để có thể thu hoạch được rươi, người dân thường rào quanh ruộng của mình bằng lưới, đào "trẹm" để dẫn nước từ ngoài sông vào ruộng để rươi "mọc" và tháo nước ra khi rươi nổi nhiều. Rươi theo dòng chảy tụ vào hố nước trước cửa "trẹm" , người dân chỉ cần lấy vợt để xúc (ảnh: Hoàng Lam).
{keywords}
Thường rươi sẽ "mọc" vào ban đêm nhưng hôm nay rươi xuất hiện từ tầm 15h và nhiều dần vào lúc trời tối. Chỉ trong một buổi chiều, ông Phạm Văn Phượng (xóm 1, xã Châu Nhân) thu hoạch được gần 2 yến. Với giá thị trường thu mua tại ruộng là 400 nghìn/kg, ông Phượng đút túi gần 8 triệu đồng. Tuy nhiên số ngày may mắn như thế này không nhiều, cả mùa rươi chỉ được vài ba ngày (ảnh: Hoàng Lam).
{keywords}

Đây là một dịp hiếm có nên nhiều gia đình huy động "tổng lực" ra đồng vớt rươi. Sản vật này không cần phải đầu tư công sức, tiền của nhưng bù lại phải có sự khéo léo bởi động vật ngành giun đốt này có vỏ ngoài rất mỏng manh, dễ vỡ khi mạnh tay (ảnh: Hoàng Lam).

{keywords}
Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng khá vất vả bởi người vớt phải cúi khom lưng trong thời gian dài, nhanh tay vợt những con rươi đang bơi, tránh nó lao vào lưới chắn hay theo dòng nước trôi ra ngoài mương (ảnh: Hoàng Lam).
{keywords}
Thời tiết vào giữa tháng 10 âm lịch khá rét nhưng không thể ngăn cản người dân đi vớt loại đặc sản ùn ùn mọc từ dưới đất lên này. Rươi ở đây sinh sôi trong môi trường tự nhiên, béo múp, có trọng lượng 40 con mỗi lạng. Với giá bán tại ruộng trung bình 400 nghìn/kg, tính ra mỗi con rươi có giá 1.000 đồng. Bởi vậy, người dân ở đây sẽ cẩn thận vớt từng con rươi xuất hiện trên ruộng của mình (ảnh: Hoàng Lam).
{keywords}
Sau sáp nhập, xóm 1 xã Châu Nhân có gần 200 hộ dân. Chính quyền đã chia ruộng để đảm bảo hộ nào cũng có thể ruộng "trồng" loại con đặc sản này. Luật bất thành văn ở đây là rươi vào ruộng nhà nào, nhà ấy thu hoạch, không có việc tranh giành lẫn nhau. Tất nhiên để đảm bảo khách quan, các hộ dân thường bao quanh ruộng mình bằng những tấm lưới mắt dày để rươi không trôi sang ruộng hàng xóm. Loài động vật được xem là "lộc trời" nên không phải ruộng ai cũng nhiều rươi, bởi vậy sẽ có cảnh nhà này thu tiền triệu nhưng nhà khác chỉ được vài trăm nghìn (ảnh: Hoàng Lam).
{keywords}
Trước đây rươi được thu hoạch để làm thức ăn hay làm mắm (ruốc) ăn dần. Khoảng 15 năm trở lại đây, rươi trở thành đặc sản, được các nhà hàng ở Hưng Nguyên và TP Vinh chế biến thành nhiều món như chả rươi, rươi nấu canh măng, lẩu rươi... Đồng nghĩa với việc giá rươi cũng tăng gấp nhiều lần, trở thành nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây (ảnh: Hoàng Lam).
{keywords}
Rươi được thương lái thu mua ngay tại ruộng với giá dao động từ 400-500 nghìn/kg. Ngoài việc cung cấp cho các nhà hàng nội tỉnh, rươi Châu Nhân được xuất khẩu ra nhiều tỉnh thành. Ngày nay người ta cấp đông rươi để phục vụ thực khách quanh năm chứ không cần phải đợi vào mùa mới có, tất nhiên với mức giá không phải người dân nào cũng có thể mua ăn (ảnh: Hoàng Lam)

(Theo Dân Trí)