Dự án này do Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Nhật Bản JIRCAS tài trợ trong khuôn khổ Cơ chế Phát triển sạch CDM được triển khai theo hướng mục tiêu Nghị định thư Kyoto, đã được trường Đại học Cần Thơ thực hiện ở Ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh như một mô hình giảm thiểu khí nhà kính. Một trong các hoạt động của dự án, là khảo sát, thiết kế và lắp đặt một nhà máy cấp nước sinh hoạt. Một phần nguồn điện dùng để vận hành nhà máy là được tạo ra từ các tấm pin mặt trời.
Hệ thống cung cấp nước sạch |
Trạm cấp nước này thực sự cần thiết để cung ứng nước sinh hoạt an toàn cho khoảng 100 hộ dân. Giếng khoan sâu và khai thác nước ở độ sâu dưới 300m được chọn vì lợi thế chất lượng nước tốt, giá thành xử lý và quản lý thấp. Sử dụng năng lượng Mặt Trời thể hiện cách tiếp cận mới với điều kiện của địa phương và phù hợp mục đích CDM của dự án. Các tấm pin mặt trời sẽ hấp thụ năng lượng từ ánh sáng mặt trời và trữ lại ở các bình điện một chiều (DC). Để bơm nước được, các dòng điện một chiều được chuyển thành dòng điện xoay chiều (AC) qua một bộ chuyển đổi (inverter) và qua một bộ nạp AC để đến máy bơm. Hình 5.10 cho là các tấm thu năng lượng sử dụng trong dự án và hình 5.11 cho sơ đồ khái quát hệ thống điện năng. Bên cạnh nguồn năng lượng mặt trời, cần thiết phải lắp đặt điện lưới cho nhà máy như một nguồn năng lượng tăng thêm. Điện lưới dùng để bơm nước từ giếng lên nhà máy và dự phòng cho các trường hợp nguồn sáng từ mặt trời bị thiếu hụt trong các ngày mưa và trong trường hợp sửa chữa hệ thống điện mặt trời.
Đây là mô hình canh tác thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, tăng hiệu quả kinh tế có khả năng nhân rộng cao ở ĐBSCL. Tuy nhiên, thì mô hình này có khả năng chỉ áp dụng hiệu quả cao vào mùa nắng, còn vào mùa mưa thì bị hạn chế, phải sử dụng nguồn được lưới.
Huỳnh Kiệt