Thiếu công khai, minh bạch vẫn là một trong những hạn chế trong hoạt động bán đấu giá.

Trong những năm gần đây hoạt động bán đấu giá tài sản có những bước tiến mới góp phần công khai hóa, minh bạch hóa việc xử lý tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và tài sản của tổ chức, cá nhân.

Vào cuối tháng 6 vừa qua, TP. Hồ Chí Minh tổ chức đấu giá thành công khu đất 23 Lê Duẩn thu ngân sách 1430 tỷ đồng, gấp 2.6 lần mức giá khởi điểm (tương đương gần 500 triệu/m2) được ghi nhận như một bước đi mới. Đây là lần đầu tiên một dự án lớn được TP.Hồ Chí Minh tiến hành đấu giá công khai.

{keywords}

Áp dụng phương thức đấu giá công công khai, Công ty TNHH Hòa Bình đã tổ chức phiên đấu giá dự án Tòa tháp Quốc tế Hòa Bình. Với giá khởi điểm là 705 tỷ đồng cuộc đấu giá trải qua 60 bước giá và giá cuối cùng đạt được là 735 tỷ đồng. Đơn vị thắng đấu giá là Công ty TNHH Quản lý Bất động sản An Cư. Theo bà Đỗ Thị Hồng Hạnh – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần đấu giá Lạc Việt, đây lần đầu tiên người có tài sản tự nguyện giao tài sản cho tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp tổ chức bán đấu giá tài sản bằng hình thức đấu giá công khai và đã thành công.

Loại hình bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản bằng hình thức đấu giá không phải mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, hình thức bán đấu giá tài sản trước đây chủ yếu bán các tài sản theo quy định của pháp luật là bắt buộc bán đấu giá tài sản. Thiếu công khai, minh bạch vẫn là một trong những hạn chế trong hoạt động bán đấu giá.

Trao đổi về việc công khai đấu giá một tài sản có giá trị lớn, bà Hạnh cho biết: “Hình thức bán đấu giá tài sản là hình thức bán đấu giá được Bộ Tư Pháp cũng định hướng phát triển bằng hình thức bán đấu giá tài sản cho các loại tài sản ở Việt Nam. Ở đây có một ý nghĩa rất lớn là tính minh bạch, công khai của tài sản khi mang ra tổ chức bán tài sản bằng hình thức đấu giá. Qua việc tổ chức phiên bán đấu giá tài sản mà chủ tài sản tự nguyện như này muốn đưa luồng gió mới vào cách bán hàng bằng hình thức văn minh của xã hội có nền kinh tế phát triển theo kinh tế thị trường”.

“Khi người có tài sản tự nguyện giao tài sản cho tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp tổ chức bán đấu giá tài sản bằng hình thức đấu giá công khai sẽ tránh được rất hạn chế tồn tại từ trước đến nay đối với hình thức mua bán tài sản ở Việt Nam. Vì tính không công khai, không minh bạch và cách thức tổ chức còn rất thiếu thông tin đặc biệt là thông tin đối với truyền thông, thông tin mở rộng để đảm bảo tính minh bạch công khai” – Bà Hạnh nhấn mạnh.

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, cả nước hiện có tổng cộng 253 tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp gồm: 63 Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tại các tỉnh, thành phố và 190 doanh nghiệp bán đấu giá cùng hơn 1.250 đấu giá viên được cấp chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, tiến trình chuyên nghiệp hóa lĩnh vực bán đấu giá vẫn chưa như mong muốn. Nguyên nhân do pháp luật về bán đấu giá tài sản hiện hành chưa đồng bộ, chưa thống nhất, còn tồn tại những mâu thuẫn, chồng chéo về trình tự, thủ tục; chất lượng của đội ngũ đấu giá viên vẫn còn hạn chế, bất cập; doanh nghiệp bán đấu giá chủ yếu có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất yếu kém, hoạt động chưa chuyên nghiệp. Vì thế, Luật bán đấu giá với mục tiêu tạo hành lang pháp lý đủ mạnh cho hoạt động bán đấu giá đang được mong chờ ban hành.

Hồng Khanh