Công nghệ - yếu tố thúc đẩy tương lai và giáo dục

Nửa đầu 2020, Microsoft Việt Nam đã triển khai miễn phí gần 4 triệu tài khoản, trị giá 27 triệu USD cho các trường học tại 61/63 tỉnh thành trên cả nước. Đây được xem là một cuộc cách mạng của giáo dục trực tuyến trong công tác giảng dạy.

{keywords}

Ngày Hội Công nghệ Giáo dục diễn ra vào 28/10/2020. Nguồn: Microsoft

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Để đạt được điều đó, đòi hỏi nguồn lao động phải có trình độ cao, năng lực vững vàng. Theo đó, giáo dục là ngành ưu tiên chuyển đổi, bởi giáo dục sở hữu đội ngũ nhân lực đông đảo, là động lực lớn hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của quốc gia.

Trong quá trình tiếp cận môi trường số, nhà trường tối ưu được công tác quản lý giáo án điện tử, học bạ điện tử, sổ liên lạc điện tử, cổ chủ nhiệm,… Học sinh, sinh viên đồng thời trang bị nhiều kỹ năng cần thiết khi chuyển sang môi trường đại học và làm việc chuyên nghiệp. Như ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam chia sẻ: “Công nghệ là yếu tố thúc đẩy chính cho tương lai và giáo dục. Tại Microsoft, tầm nhìn của chúng tôi là trao quyền cho mọi học sinh, sinh viên và thầy cô trên thế giới đạt được nhiều thành tựu hơn” và mặc dù “học từ xa không bao giờ là phương tiện thay thế, tuy nhiên sẽ trở thành công cụ đắc lực cho việc chuyển đổi số, dạy và học trong thời đại số”.

Chuyển đổi số giáo dục, dễ hay khó?

Giai đoạn dịch Covid-19, việc học của học sinh, sinh viên bị gián đoạn. Trong thách thức tìm thấy cơ hội, các buổi học trực tuyến triển khai đã thúc đẩy tương tác giữa giáo viên, học sinh, mang lại nhiều hứng khởi và khơi gợi sự sáng tạo. Giải pháp công nghệ giáo dục đã đóng góp không ít trong công tác ‘chuyển đổi số’ của Việt Nam.

{keywords}
Học trực tuyến thông qua Microsoft Teams. Nguồn: Microsoft

Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội là một trong những đơn vị tiên phong triển khai mô hình dạy học trực tuyến. Trong thời gian giãn cách xã hội, thầy trò dạy và học trên nền tảng Teams và sử dụng các công cụ Microsoft Office 365. Các nội dung bài học được truyền tải đầy đủ, đồng thời thầy cô và học sinh có thể tương tác ngay cả giờ lên lớp và sau giờ học.

Theo nghiên cứu của Manchester Street Research, sử dụng Microsoft Team, sinh viên tương tác nhiều hơn 29% và khả năng cộng tác với đồng nghiệp cao hơn 42% so với các phần mềm khác.

Tại TP. Hải Phòng, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng đã ghi nhận tốc độ triển khai Microsoft Team kỷ lục, chỉ trong 27 giờ cho hơn 200 trường học và 3,3 triệu giáo viên. Điều này cho thấy, Microsoft Team không chỉ hiệu quả để ứng dụng vào dạy học, làm việc từ xa mà còn có lợi thế là triển khai nhanh trên diện rộng.

Về mặt cung cấp nguồn lực triển khai các hoạt động chuyển đổi số, IIG Việt Nam và InnEdu là hai Đối tác Đào tạo Toàn cầu (Global Training Partner - GTP) đầu tiên của Microsoft tại Việt Nam. Giá trị cốt lõi của chương trình là nhằm đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số thông qua hoạt động đào tạo kỹ năng và số lượng chuyên gia giáo dục cho các đơn vị giáo dục như sở, phòng, và nhà trường được tiếp cận với các giải pháp công nghệ từ Microsoft.

 

Hải Nguyên

 

Microsoft làm nóng cuộc đua công nghệ tại Indonesia

Microsoft làm nóng cuộc đua công nghệ tại Indonesia

Microsoft sẽ đầu tư vào ‘kỳ lân’ Bukalapak, cho thấy sự quan tâm của gã khổng lồ công nghệ với nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.