Sử dụng điều hòa đúng cách

Điều hoà chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc tiêu tốn xăng vào mùa hè. Theo một số nghiên cứu, việc bật điều hoà liên tục khi trời nắng nóng có thể đốt thêm 15-20% nhiên liệu. Như vậy, một chiếc ô tô con có thể tốn thêm trung bình khoảng 1-2 lít xăng cho mỗi 100km.

Các chuyên gia khuyên rằng, khi nhiệt độ ngoài trời nắng nóng đỉnh điểm thì không nên để nhiệt độ điều hoà trong xe quá thấp, sẽ khiến hệ thống điều hoà phải tải nặng dẫn đến tốn nhiên liệu. Nhiệt độ lý tưởng trong xe là khoảng 26-27 độ C kết hợp với lấy gió trong xe.

{keywords}
Để điều hoà 26-27 độ C, kết hợp với chế độ lấy gió trong xe sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu nhất.

Các chuyên gia cũng khuyên rằng, khi lên xe, nên mở hết cửa sổ và di chuyển ổn định, sau đó mới bật điều hoà. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn mà còn làm tăng tuổi thọ cho lốc điều hoà.

Ngoài ra, trong thời gian mùa hè, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra và vệ sinh hệ lọc gió, đường ống dẫn khí điều hoà để tránh tình trạng tắc nghẽn, rò rỉ hay bụi bẩn gây ảnh hưởng tới quá trình làm mát xe.

Cố gắng đỗ xe nơi râm mát, che kính

Vào mùa hè, đôi lúc chúng ta buộc phải đỗ xe ngoài trời vào giữa trưa hoặc lúc nắng nóng. Ánh nắng trực tiếp sẽ khiến khoang lái gặp hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ bên trong có thể lên đến 60-65 độ C. Điều này không chỉ hại cho các bộ phận nội thất xe mà khi đó, chiếc xe phải mất nhiều nhiên liệu mới có thể làm mát khoang hành khách được.

Do vậy, nếu có thể, hãy chọn một chỗ râm mát như tán cây, dưới mái che hoặc cạnh bức tường cao,…để đỗ xe. Còn trong trường hợp không có sự lựa chọn, bạn nên chuẩn bị các dụng cụ như tấm che cách nhiệt hay đơn giản là những tấm bìa carton để che kính trước, kính sau của chiếc xe. Điều này khiến nhiệt độ trong khoang lái giảm đáng kể khi phơi xe dưới nắng.

{keywords}
Sử dụng tấm che nắng khi đỗ xe và cả khi xe di chuyển ở những vị trí thích hợp sẽ giúp giảm nhiệt cho khoang hành khách.

Trước khi lên xe và di chuyển, cần mở hết cửa xe để không khí nóng thoát ra ngoài trước khi khởi động. Điều này làm giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài xe, vừa giảm tải cho điều hoà, đồng thời, giúp những người trên xe không bị “sốc nhiệt”. Có thể sử dụng cửa sổ trời để nhiệt được giải phóng nhanh hơn.

Khi di chuyển, với những vị trí cửa kính hàng ghế sau, bạn có thể sử dụng tấm che nắng để giảm tối đa ánh nắng chiếu vào xe khiến khoang lái bị tăng nhiệt, cũng là cách để tối ưu hoá hơi mát điều hoà.

Thường xuyên kiểm tra nước làm mát

Với nhiệt độ không khí cao, cộng với nhiệt độ từ mặt đường hắt lên, động cơ xe ô tô hoạt động dưới thời tiết nắng nóng dễ dàng tăng cao dẫn tới quá nhiệt, thậm chí có thể bị cháy, nổ. Hoạt động khi động cơ bị quá nóng còn khiến xe ô tô tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.

Để tránh tối đa tình trạng trên, lái xe cần thường xuyên kiểm tra nước làm mát ô tô trong mùa nắng nóng. Nếu lượng nước làm mát thấp hơn mức "Min" thì cần bổ sung kịp thời, tránh trường hợp hết nước làm mát khi đang di chuyển giữa đường rất nguy hiểm.

Các chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng nước làm mát đúng chuẩn để đạt hiệu quả cao nhất, tránh tối đa việc sử dụng nước lọc để làm mát cho xe, nhất là vào mùa hè.

{keywords}
Việc thường xuyên kiểm tra nước làm mát và tình trạng bu-gi là rất cần thiết.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng đưa ra một số lời khuyên như sau:

- Kiểm tra áp suất lốp xe, không để lốp quá non sẽ khiến xe tốn xăng hơn;

- Bỏ bớt những vật dụng không cần thiết để giảm tải cho chiếc xe;

- Kiểm tra bu-gi thường xuyên, nếu bu-gi bị mòn, bụi bẩn cũng khiến chiếc xe bị ăn xăng hơn;

- Với xe số sàn, sử dụng số thích hợp, tránh đi số thấp sẽ tốn nhiên liệu, nhanh nóng máy.

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Những cách giảm thiểu chói mắt vì nắng khi lái xe

Những cách giảm thiểu chói mắt vì nắng khi lái xe

Khi lái xe trong thời tiết nắng gắt, việc bị ánh nắng mặt trời chiều thẳng vào kính ô tô khiến tài xế bị chói mắt. Dưới đây là những cách giúp bạn khắc phục phần nào tình trạng này.