Trên trang blog của mình Jamie Harrington, tác giả về đề tài tâm lý trẻ đã chia sẻ rằng mình là một người phụ nữ của công việc nên rất bận rộn. Con gái chị cũng đang ở độ tuổi dậy thì nên thời gian nói chuyện giữa hai mẹ con không nhiều. Thế nhưng, nếu biết khơi gợi đề tài, bất cứ người mẹ nào cũng có thể hỏi han và hiểu về con hơn.

4 câu hỏi được Jamie giới thiệu rất đơn giản nhưng cô không dồn dập hỏi con một lần mà chia ra nhiều lúc trong ngày.

Hôm nay ổn cả chứ con?

Nếu con trả lời những câu như: “Hơi tệ chút mẹ ạ!”, “Kỳ lạ lắm ạ!”, “Nhiều thứ rối tung lên, con chẳng hiểu gì”…, tôi sẽ dành thời gian để hỏi thêm và giúp con giải quyết những gì con còn vướng mắc. Thế nhưng, nếu con gái trả lời: “Ổn mẹ ạ”, tôi sẽ hiểu là con không muốn nói thêm nhiều và tôi chuyển ngay đề tài khác để con không thấy nặng nề. Điều quan trọng khi bạn hỏi han con không phải là mong đợi con phải trả lời tất cả những câu hỏi ấy mà là để cho con thấy sự thoải mái của việc trả lời hay không trả lời mà mẹ vẫn vui vẻ.

{keywords}

Con gái đáng yêu của Jamie Harrington.

Bạn bè vui không?

Thỉnh thoảng, tôi hỏi con về một cậu bạn hay cô bạn thân của con để biết quan hệ của chúng có vấn đề gì không. Nếu biết giữa chúng có xích mích gì, tôi sẽ giúp con phân tích như một người bạn. Tìm hiểu về bạn bè của con qua những câu chuyện và chia sẻ lại những kỷ niệm về tình bạn thuở nhỏ của mình với con giúp hai mẹ con gần gũi nhau hơn. Con cũng hiểu được mẹ cũng từng là một đứa trẻ như thế nào. Tôi không muốn con luôn nghĩ giữa hai chúng tôi là khoảng cách một thế hệ.

{keywords}

Jamie Harrington.

Nhớ nhắc kẻo mẹ quên con nhé!

Không phải lúc nào cũng chỉ đưa ra những câu hỏi cho con. Đôi lúc, tôi “kiếm chuyện” để nói, “buộc” con quan tâm tới chuyện trong gia đình. Chẳng hạn, “Nhắc mẹ mua thêm trứng nhé con”, “Chiều mai, mẹ có cuộc hẹn với nha sĩ, nhắc mẹ để mẹ không quên”, “Tuần sau, nhà mình có khách đến, nhớ nhắc mẹ mua một số thứ nhé!”. Tôi tạo cơ hội để con biết được những gì liên quan đến tôi. Vì thế, con bé cũng không ngại khi kể với tôi những mối quan hệ ở trường học, như một cách chia sẻ đáp lại.

Con cần mẹ giúp không?

Đây là câu tôi thích nói nhất. Con tôi là đứa bé rất độc lập và thường không chủ động nhờ mẹ làm điều gì cho mình. Tôi chỉ im lặng quan sát con. Nếu thấy con loay hoay quá lâu với việc gì, tôi sẽ lên tiếng trước, hỏi rất chân thành để con hiểu được mẹ quan tâm như thế nào. Và khi con bé sẵn sàng nhận sự trợ giúp, tôi vui vẻ làm giúp con và thấy rất hạnh phúc.

(Theo Totallythebomb/Phumuonline)