“Lương vợ chồng tôi chỉ hơn chục triệu đồng một tháng, dù Tết nhất nhưng thưởng cũng chẳng được bao nhiêu. Tết đến, cả nhà tôi không nặng nề hay phải lo ngay ngáy như nhiều mẹ than thở trong việc chi tiêu. Với 3 triệu, nhà tôi vẫn có tiền biếu bố mẹ, mua sắm đồ ăn đầy đủ”.

Trước đây, tôi cũng giống như nhiều độc giả, lương tháng kiếm bao nhiêu đều tiêu hết bấy nhiêu, hễ cứ đến tết lại phải đi vay, đi mượn để chi tiêu. Cứ vậy, tôi không thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn vay mượn do chính mình tạo ra.

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, tôi tự hỏi mình là Tết là dịp để đoàn viên sum họp hay để mình ra oai, sĩ diện hão rồi vay vay, mượn mượn? Từ đó tôi quyết tâm thay đổi cách chi tiêu, hoàn trả lại đầy đủ tiền cho những người tôi đã vay. Và bây giờ mỗi dịp tết đến, cả nhà tôi không nặng nề hay phải lo ngay ngáy khoản chi tiêu tết.

Với 3 triệu, nhà tôi vẫn có tiền biếu bố mẹ, mua sắm đồ ăn đầy đủ, lì xì cho các cháu. Bí quyết của tôi vô cùng đơn giản.

{keywords}
Chỉ 3 triệu đồng, vợ chồng tôi cũng sắm tết no đủ. Ảnh minh họa

Tôi dự trù:

- Tiền mua thực phẩm: 1 triệu

- Tiền bố mẹ 2 bên: 1 triệu

- Tiền mừng tuổi: 500 nghìn

- Tiền mua đồ cúng, trang trí, bánh mứt, trà: 500 ngàn đồng

Cụ thể, trước giờ bố mẹ 2 bên không yêu cầu tiền biếu Tết vì biết 2 vợ chồng cũng không dư dả, lại đang nuôi con nhỏ, nhưng vợ chồng tôi vẫn muốn biếu ông bà chút quà cho vui. Tiền biếu ông bà 2 bên 1.2 triệu đồng. Riêng khoản tiền lì xì mừng tuổi tôi dành khoảng 500.000 đồng tiền .Mỗi đứa cháu ruột 50.000 đồng còn những đứa trẻ khác chị chỉ lì xì 5000 - 10.000 đồng.

Với thực phẩm, tôi thường đi đến các chợ đầu mối để mua hoa quả, thịt cá, xương, thịt lợn, bò, cá về cho gia đình hết khoảng 500.000 đồng.

1 kg thịt lợn, nửa cân thịt bò, 1 kg giò ngon ở chợ gần nhà (120.000 đồng - tăng 10.000 đồng so với ngày thường), 1 con gà (120.000 đồng), 1 thùng bia (200.000 đồng), còn lại là mua dưa hành, rau và các loại gia vị…

Lương thực và thực phẩm khô như măng, miến, mì gói... hết 300.000 đồng. Chả lụa và bánh chưng 100.000 đồng.

Mua nước ngọt, bánh kẹo và hạt dưa là 300.000 đồng

Mua mâm ngũ quả thắp hương với số tiền trong phạm vi dưới 200.000 đồng.

Nhìn sơ qua ở đây thì thấy nhà tôi dự toán ít. Nhưng nhà tôi họ hàng ở gần xung quanh ai ai cũng có của ăn, của để. Con gái nhỏ cũng có nhiều quần áo mua trong năm nên không cần mua mới. Vợ chồng tôi thì mặc giản dị miễn sao gọn gàng là được. Thế nên chỉ tập trung chút vào thực phẩm, mua một ít bánh kẹo đãi khách và tự làm những món ăn lạ miệng lại tiết kiệm trong một tuần nghỉ Tết .

Thiết nghĩ, tiêu nhiều hay ít là do mình, tự điều phối được. Đừng đổ cho thời đại, đừng đổ cho xã hội cũng đừng cứ chỉ biết ngồi than vãn này kia. Có ít tiêu ít, có nhiều tiêu nhiều, ít tiêu kiểu ít, giàu tiêu kiểu giàu. 

Với kế hoạch chi tiêu cho dịp Tết khá chi tiết và rõ ràng trên, tôi nghĩ chắc chắn dịp Tết này gia đình tôi lại sẽ có một cái Tết vừa tiết kiệm vừa hợp lý.

Độc giả Thanh Ngọc (Hà Nam)