- Chuyện biếu quà Tết thực sự là chuyện nói mãi không hết, mỗi nhà mỗi cảnh và đều mang những nỗi éo le riêng.
Khi chúng tôi mới sinh con thứ 2, tôi còn nhớ như in, mẹ chồng tôi ở quê lên thành phố sống cùng để trông cháu.
Gần Tết hai vợ chồng tôi bàn chuyện mua quà biếu 2 bên nội, ngoại. Tôi bảo, bố chồng mất rồi nên quà về quê nội chỉ có kẹo bánh và hộp cà phê. Quà quê ngoại thì cũng kẹo bánh như thế nhưng mua thêm 2 cân chè Thái Nguyên vì bố tôi nghiện uống chè.
Sau đó, vợ chồng tôi thống nhất tầm 25 tháng Chạp chồng tôi sẽ về quê ngoại biếu quà, hỏi thăm để ông bà phấn khởi. Vì năm nào cũng vậy 2 vợ chồng ăn Tết ở nhà nội từ 30 đến tận mùng 2, mùng 3. Ngày mùng 4 chúng tôi mới về quê ngoại.
Mẹ chồng tôi ngồi ở bàn uống nước, nghe hết câu chuyện của chúng tôi, bà không nói không rằng. Bữa cơm tối, bà nói không ăn mà lên giường nằm sớm hơn mọi ngày.
Hôm sau, tôi vừa đi làm về thì bác hàng xóm gọi với lại. Bác bảo, mẹ tôi đang bức xúc vì tôi chỉ trọng nhà đẻ, khinh nhà chồng.
Tôi chỉ cười và bảo: "Không có chuyện đó đâu bác". Tuy nhiên về nhà nhìn thái độ của mẹ chồng, tôi không thể làm ngơ. Bữa ăn cơm tôi hỏi: "Bà đang giận chuyện gì ạ? Có gì thì bà cứ dạy bảo con?".
Thế là được đà, bà buông bát và chửi vợ chồng tôi xối xả. Bà bảo tôi là loại dâu không được dạy bảo, chồng tôi là kiểu con trai đần độn đội vợ lên đầu.
Bà hét lớn: "Tết nhất thì phải về nhà nội đầu tiên chứ ai bế con cho chúng mày mà chúng mày khinh tao thế?". Rồi bà đay nghiến cả chuyện tôi biếu ngoại hơn nội hẳn 2 kg chè…
Ảnh có tính chất minh họa. Nguồn ảnh: Internet |
Mẹ chồng tôi nhấn mạnh vì chúng tôi bất hiếu nên bà trả cháu, không trông con cho vợ chồng tôi nữa, bà về quê. Tôi không cãi lại chỉ nói: "Tùy mẹ" khiến bà càng giận dữ. Bà xách túi ra về mà mặt phừng phừng.
Tết đó, tôi giận bà nên cũng không về quê chồng mà đăng ký trực tết ở đơn vị. Chồng tôi đưa con về quê nội mấy ngày.
Đến tận Rằm tháng Giêng, để cho chồng không phải đứng giữa hai bờ chiến tuyến, tôi cùng chồng về quê. Khi về nhà, trước lời năn nỉ của chồng, tôi phải tha thiết xin lỗi mẹ chồng, rằng "đúng là con đã làm sai rồi, ngày Tết thì phải lo lắng về nhà nội vì thuyền theo lái, gái theo chồng"…Tuy nhiên trong lòng tôi vẫn ấm ức lắm.
Mẹ chồng nghe tôi nói thế thì thôi không đay nghiến gì nữa. Nhưng cũng từ đó, tôi rút ra được bài học xương máu cho chính mình. Theo tôi, chuyện quà cáp biếu xén ngày Tết không thể cứ bô bô kể lể trước mặt mẹ chồng. Hơn nữa, cách nói năng với mẹ chồng tôi cũng phải cẩn thận từng ly từng tí.
Tôi có tật hồn nhiên nghĩ sao nói vậy. Có lần về quê chồng ăn Tết, tôi lỡ miệng chê bánh chưng bà nấu không ngon thế là chị chồng mách lại với mẹ chồng. Tối ấy bà mát mẻ bảo tôi: "Mẹ thấy con vào bếp vụng thối vụng nát mà cũng biết chê người khác cơ à?". Tôi nghe thế tái mặt vì sợ...
Vậy đấy các chị em à. Sống với mẹ chồng không đơn giản như mẹ mình, ngày Tết từ biếu quà cáp đến lời ăn tiếng nói phải cận thận từng li từng tí không là "lãnh đủ". Đấy là bài học mà mẹ đẻ tôi chưa hề dạy tôi hồi tôi là con gái.
Bây giờ, sau 7 năm làm dâu, tôi mới thấy mình thật chín chắn và khôn khéo so với cái thời chân ướt chân ráo về làm dâu nhà chồng.
Tị nạnh quà biếu Tết, vợ lao đầu vào tường Cả cái Tết năm ngoái, bố mẹ tôi, và tôi gần như mất Tết vì cái mặt sưng sỉa như "đâm lê" của cô ấy… Con dâu 'vàng mười', biếu nhà chồng 500 nghìn sắm Tết Tết nhất chẳng ai như con dâu tôi, hai vợ chồng thu nhập mỗi tháng 100 triệu đồng, đi nước ngoài nước trong như đi chợ, vậy mà năm nào, cô con dâu vàng mười cũng chỉ biếu hai vợ chồng tôi 500 nghìn… Chồng thất nghiệp, mẹ ép con dâu chi 30 triệu lo Tết Chưa đầy 2 tháng nữa là hết năm, chồng thất nghiệp mấy năm nay, lương tôi làm công nhân cộng cả thưởng Tết chỉ vỏn vẹn 7 triệu. Vậy mà mẹ chồng đã lên kế hoạch sắm sửa, bắt tôi chi hơn 30 triệu để lo Tết cho gia đình… 5 năm làm dâu, tôi chưa một lần dám về ngoại ăn Tết 5 năm rồi, kể từ ngày đi lấy chồng, chưa một lần, tôi dám xin phép bố mẹ chồng để về ăn Tết cùng bố mẹ đẻ. |
Lê Kim (Hà Nội)