Con mù cả hai mắt
Những hy vọng mong manh cứ dần dần tắt lịm, người mẹ trẻ hoang mang không biết phải làm sao để giữ được tính mạng con. Một bên mắt của con bị cắt bỏ năm 2017, chị hy vọng giữ được con mắt còn lại. Năm 2019, chị đau đến xé lòng khi phải ký lên tờ giấy cho bác sĩ bỏ nốt con mắt đó. Ánh sáng cho cuộc đời con vụt tắt. Hy vọng duy nhất lúc này của chị là giữ con ở bên mình càng lâu càng tốt.
Đó là hoàn cảnh của bé Nguyễn Tấn Trung (4 tuổi ở ấp Tân Phú II, xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), bị bệnh ung thư nguyên bào võng mạc 2 mắt.
Con không còn phân biệt được bằng mắt, chỉ có thể cầm nắm, cảm nhận |
Có lẽ Trung đã mắc căn bệnh từ khá lâu, nhưng gia đình không phát hiện bởi hầu như không thấy dấu hiệu lạ. Chỉ đến lúc bé hơn 2 tuổi, năm 2017, bé đi lại hay bị va đụng vào đồ đạc trong nhà, thậm chí hay té ngã, cha mẹ mới nghi ngờ con bị cận thị.
Đưa Trung đến Bệnh viện Mắt TP.HCM kiểm tra, gia đình sốc nặng khi nghe bác sĩ tiên đoán bé bị ung thư nguyên bào võng mạc. Bác sĩ hỏi về các triệu chứng, chị Trần Thị Hồng Thắm nhớ lại rằng, trước đó vào ban đêm trong mắt con có một đốm sáng như mắt mèo. Vậy mà chị không hề hay biết.
Mẹ con bé đang sống cùng ông bà ngoại. |
Bé Nguyễn Tấn Trung lập tức có chỉ định của bác sĩ phải phẫu thuật bỏ một mắt. Mọi người trong nhà ai cũng hy vọng sẽ giữ được nốt mắt kia. Thế nhưng dù bé đã được điều trị theo phác đồ truyền 6 toa thuốc, con mắt ấy cuối cùng vẫn phải bỏ. Tất cả chỉ vì mục đích cuối cùng: giữ lại tính mạng cho con.
Mẹ đơn thân nhọc nhằn kiếm tiền
Cuộc hôn nhân của chị Thắm sớm kết thúc khi con trai mới được 4 tháng tuổi. Chị nuôi con một mình, sống nương tựa vào bố mẹ. Gửi con lại, chị đi làm công nhân mỗi tháng kiếm 5-6 triệu đồng. Chi tiêu tằn tiện chị Thắm cũng dành dụm được chút ít.
Hy vọng rằng con sẽ được nhiều mạnh thường quân giúp đỡ. |
Cho đến năm kia con phát bệnh, có bao nhiêu chị dốc hết lo chạy chữa mà vẫn không đủ. Từ đó đến nay, mẹ con chị luôn sống trong nợ nần, thiếu thốn. Chị Thắm mượn vàng bạc của người thân, vay tiền của người ngoài cho đến khi cạn kiệt, chị phải vay cả ngân hàng. Nợ một ngày một tăng, con vẫn cần chữa bệnh.
Không những vậy, chị buộc phải nghỉ làm thường xuyên để chăm con, thu nhập giảm đáng kể. Có tháng, chị lãnh vỏn vẹn 1 triệu đồng. Cầm số tiền ít ỏi trên tay, chị bật khóc nức nở không biết cắt bớt khoản nào mới đủ chi tiêu.
"Ngày nào cháu truyền thuốc, cứ tan ca là tôi lại phóng xe máy từ Tiền Giang lên chạy 2 tiếng mới gặp được con. Mỗi lần lên con nghe tiếng mẹ nó mừng lắm vậy nên tôi cứ phải cố. Ở với con chưa trọn đêm, 3 giờ sáng hôm sau tôi lại đi xe về để kịp vào ca sáng. Đuối lắm, nhưng mỗi lần thấy con như vậy tôi lại cố gắng", chị nghẹn ngào. "Nghe con hỏi 'Mẹ ơi sao con không thấy mẹ? Ba đi đâu sao không đến với con', tôi chỉ biết ôm con chảy nước mắt".
Đức Toàn
Mọi thông tin xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: chị Trần Thị Hồng Thắm, ấp Tân Phú II, xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. ĐT: 0373 888 018 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.067 (bé Nguyễn Tấn Trung) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Cụ ông gần 80 tuổi vẫn lượm ve chai nuôi vợ liệt giường
Ông Út năm nay đã 78 tuổi, cơ thể gầy guộc chỉ còn da bọc xương. Thế nhưng hàng ngày, ông vẫn lầm lũi đi bộ nhiều kilomet dọc bờ biển lượm ve chai nuôi vợ ốm liệt giường.