{keywords}
Nhận được lời mời từ nữ ca sĩ, Huyền Châu đã thu xếp công việc để đến với chương trình, đây là lần thứ 2 cô đồng hành cùng chương trình này. Chia sẻ về cảm xúc của mình, Huyền Châu mong muốn hơn bao giờ hết mình sẽ góp phần lan tỏa những thông điệp đúng đắn và nhân ái về hội chứng tự kỷ tới cộng đồng.
{keywords}
Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời, do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến não bộ, có thể xảy ra ở bất kì ai, không phân biệt giới tính, chủng tộc.
{keywords}
Tự kỷ được xem là một trong ba vấn đề sức khỏe lớn nhất tại Mỹ, ở hầu hết các nước Asean và Châu Á, chính phủ đều đưa vấn đề này thành hoạt động nghị sự cùng với các bộ ngành của đất nước.
{keywords}
Cô chia sẻ:” Tôi mong muốn cộng đồng của chúng ta hãy thay đổi nhận thức, tránh ứng xử phân biệt, loại bỏ định kiến và hiểu lầm, dẫn đến những thiệt thòi và hạn chế con đường hòa nhập và phát triển cộng đồng người tự kỷ".
{keywords}
Huyền Châu còn dành thời gian để tham gia các hoạt động bên lề như cùng các bé vẽ tranh, dẫn chương trình, chơi game để kéo mọi người tích cực tham gia, và trở nên gần gũi nhau hơn trong chương trình.
{keywords}
Thời gian qua, Huyền Châu thường xuyên góp mặt trong các hoạt động thiện nguyện cũng như những sự kiện văn hóa có tính kết nối như “Vì sức khỏe dòng máu Việt" cùng với đại sứ chương trình - Hoa hậu hoàn vũ 2018 H'Hen Niê, chương trình của Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam, diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng tại Paris… Cô luôn mong muốn được góp một phần công sức của mình để kết nối, vận động mọi người cùng nhau giúp đỡ những số phận không may mắn và lan tỏa tinh thần kết nối.
‘Bà giáo’ tuổi 80 ở Hà Nội bật khóc vì hành động của một học sinh

‘Bà giáo’ tuổi 80 ở Hà Nội bật khóc vì hành động của một học sinh

 20 năm trôi qua, người đàn bà nay đã gần tuổi 80 vẫn miệt mài dạy múa, hát cho những trẻ em khuyết tật dù địa điểm là một lớp học khang trang hay chỉ là trước sảnh một ngôi trường.

Ảnh: Lương Duy Tiến

Song Anh