- Đông đảo bạn đọc rất bất bình sau khi đọc bài “Tạm nhập không tái xuất: Xăng dầu 'ăn không' tiền thuế”.
TIN BÀI KHÁC:
Chồng hiếu quá, vợ con mất nhờ
Li hôn: Thương con nhưng không muốn nhìn mặt chồng
Nghi ngờ vì con trai chả giống bố tí nào...
Xăng tăng giá: Thà một lần đau, còn hơn...
Giúp việc bị chủ "trừ tiền" cao gấp 4 lần lương
Mất do tai nạn lao động ở nước ngoài, bồi thường chia cho ai?
Đằng sau sự ‘ngó lơ’ của Hải Quan là gì?
Thương Giang, email [email protected] đặt câu hỏi: “Câu chuyện tạm nhập, tái xuất với một lượng xăng dầu lớn như vậy mà bây giờ mới được Bộ Tài chính (TC Hải quan) tiết lộ. Vậy thì bao năm qua phải chăng ngành Hải Quan không biết gì và Nhà nước đã thất thoát bao nhiêu thuế? Nếu nói rằng không biết thì thật khó chấp nhận. Mọi việc xuất, nhập đều qua tay Hải Quan với đủ chứng từ, tài liệu. Câu chuyện là đằng sau sự ‘ngó lơ’ đó của ngành Hải Quan là cái gì, lúc này công luận đặc biệt quan tâm”?
Lê Mạnh Hung, email [email protected] đồng điệu: “Với khái niệm mập mờ ‘tạm nhập, tái xuất’ nên việc các doanh nghiệp mập mờ đánh lận con đen là đương nhiên. Mà các doanh nghiệp này ai quản lý nhỉ? Đây mới là cái lõi của vấn đề”.
Ảnh minh họa |
Ý kiến của email [email protected]: “Theo tôi thấy, tình trạng như vậy là do Bộ Công Thương quản lý doanh nghiệp chưa được chặt chẽ, lại còn đứng về doanh nghiệp xăng dầu trong những cuộc hội thảo với Bộ Tài chính”.
Email [email protected] sốt sắng: “Các sai phạm đã quá rõ ràng về việc cố ý làm ăn gian lận trong kinh tế để tăng lợi nhuận bất chính. Vậy cơ quan có trách nhiệm xử lý thế nào? Có công khai cho dân biết không”?
Ngoc Quang, email [email protected] thôi thúc: “Trốn thuế, gian lận thương mại là tội hình sự, sao các cơ quan chức năng chưa khởi tố vụ án để điều tra cho ra nhẽ”?
Email [email protected] tóm lại: “Cũng là lợi ích nhóm, xăng dầu không ngoại lệ. Họ tìm mọi cách để có lợi nhuận cao nhất, kể cả gian lận thương mại”.
“Ngành xăng dầu ngày càng có nhiều bê bối trắng trợn: Xăng bẩn, xăng rởm gây cháy xe hại người, độc quyền tăng giá xăng, lại tạm nhập không tái xuất để ăn gian, trốn thuế kiếm siêu lợi nhuận... Vậy mà vẫn kêu lỗ to”, đó là ý kiến của Lê Hùng, email [email protected].
Không khó kiểm soát, nếu các cơ quan chức năng phối hợp làm đến cùng
Tran Van Duy, email [email protected] phân tích: “Thuế nhập khẩu là công cụ điều tiết đối với xăng dầu nhập khẩu. Khi thuế nhập khẩu là 0% tức giá nhập khẩu xăng dầu thế giới phải cao và ngược lại khi giá xăng dầu thế giới giảm thì thuế nhập khẩu tăng sao cho mặt bằng giá bán lẻ trong nước chấp nhận được. Vậy doanh nghiệp được lợi gì khi chuyển từ hàng tạm nhập ở mức thuế 0% sang tiêu thụ nội địa khi mức thuế lá 5%, 7%? Nguyên tắc bán hàng tái xuất là phải có tạm nhập, nếu không đăng ký tạm nhập trước, khi cần tái xuất sẽ không thực hiện được. Kinh doanh tái xuất cũng phải đàm phán giá cả cạnh tranh thì người mua mới chấp nhận, cho nên không phải đầu mối nào khi tạm nhập là phải tái xuất được hết”.
Theo Ngô Sơn, email [email protected] thì: “Không khó kiểm soát, chỉ có điều các cơ quan chức năng có phối hợp để làm đến nơi đến chốn hay không? Hay vì lợi ích nhóm nào đó mà làm hại cho nền khinh tế, trong khi cả nước gồng mình kiềm chế lạm phát bảo đảm an sinh xã hội. Đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc làm rõ”.
Email [email protected] phụ họa: “Ngành kinh doanh xăng dầu của Việt Nam quá nhiều tai tiếng. Các bộ chức năng như Công thương, Tài chính ,v. v ... hãy hành động cụ thể để lấy lại lòng tin của hàng chục triệu người dân”.
Hoàng Anh, email [email protected] lo ngại: “Chả nhẽ Bộ Công thương lại bó tay với mấy ông xăng dầu vừa cứng đầu, vừa gian dối”?
Đề xuất của Phan Bảo Lâm, email [email protected]: “Biện pháp xử lý là không được ‘cải lương’, mà phải kiên quyết. Đã tạm nhập tái xuất thì không được phép tiêu thụ nội địa và ngược lại. Không tái xuất được thì tịch thu toàn bộ sung công quỹ khi quá hạn tạm nhập. Mạnh tay như thế thì ai dám lách luật? Làm việc mà dở dở ương ương, cửa này cũng được mà cửa kia cũng xong thì tiêu cực còn dài dài (chỉ cần biết cửa để ‘chạy’ thì lách luật kiểu gì cũng lọt).
Xuan Thu, email [email protected] khẳng định: “Nhà nước cầm quyền thì không có gì là không làm được. Xử lý ngân hàng xong thì xử luôn mấy anh xăng dầu cho dân được nhờ”.
Ban Bạn đọc