- Chiếc máy bay sử dụng năng lượng mặt trời với tên gọi Solar Impulse 2 đã cất cánh từ sân bay JFK ở New York, rời nước Mỹ vào sáng sớm thứ Hai ngày 20 tháng 6 năm 2016 và đang thực hiện hành trình băng qua Đại Tây Dương đi châu Âu.

Theo kế hoạch ban đầu, chiếc máy bay này sẽ bắt đầu thực hiện hành trình rời nước Mỹ vào ngày Chủ Nhật 19/6/2016, nhưng vì lý do thời tiết, nên phải dời lại sang sáng Thứ Hai ngày 20/6.                                                                         

{keywords}

Hình ảnh máy bay dùng năng lượng Mặt Trời Solar Impulse 2 trên bầu trời. Ảnh theo USA TODAY.

Solar Impulse 2 rời New York, vượt Đại Tây Dương và hướng đến sân bay Seville của Tây Ban Nha (châu Âu), thực hiện chặng bay thứ 15 trong hành trình vòng quanh Trái Đất. Dự kiến chặng bay này sẽ kéo dài đến 90 giờ không nghỉ. Và tiếp theo, sau khi hạ cánh Tây Ban Nha, máy bay còn thực hiện một hoặc hai chặng nữa (chặng thứ 16 và 17) trước khi hạ cánh xuống điểm xuất phát - Abu Dhabi (nước Ả rập Thông nhất UA)

“Đây sẽ là khoảng cách xa nhất mà chúng tôi phải bay trong năm nay”, nhóm điều hành Solar Impulse 2 tuyên bố như thế về chặng bay 15. Cũng cần nói thêm, đây là một trong những chặng bay có nhiều nguy hiểm trong năm nay.

Dĩ nhiên, số chặng bay từ lúc xuất phát của Solar Impulse 2 đến nay nhiều hơn số chặng bay phía trước và con đường bay đã đi qua dài hơn con đường từ New York về lại Abu Dhabi bây giờ.

Khởi hành từ thủ đô của Ả rập Thống nhất từ tháng 3 năm 2015, chiếc máy bay không dùng nhiên liệu này đã thực hiện một loạt chặng bay; hạ cánh và cất cánh ở các nước châu Á, đặc biệt đã trải qua một chặng bay dài nhất với 4 ngày 21 giờ và 52 phút từ Nhật Bản đến Hawai vào mùa hè năm trước, năm 2015.

Và cả một kỷ lục về thời gian ngừng bay của Solar Impulse 2; kéo dài qua một mùa đông ở Hawai, để sửa chữa pin hỏng và đợi ánh sáng mặt trời mạnh hơn để sạc đủ.

Máy bay chỉ cất cánh trở lại vào cuối tháng Tư năm 2016 vừa qua để bay từ Hawai đến San Francisco. Tiếp theo, trên đất Mỹ, Solar Impulse 2 bay từ San Francisco đến Phoenix, sau đó đến Tulsa, Dayton, Allentow và New York. Kể cả chặng bay thứ 14 cuối cùng trên đất Mỹ kéo dài 5 giờ; từ Lehigh Valley (tiểu bang Pennsylvania) và hạ cánh xuống sân bay quốc tế JFK ở New York.

Và lúc này đây, chiếc máy bay Solar Impulse 2 dùng năng lượng Mặt Trời đang mải miết trên bầu trời Đại Tây Dương …

Solar Impulse 2 được chế tạo chủ yếu bằng sợi carbon, nặng hơn 2 tấn; tương đương trọng lượng của một chiếc xe Ford Explorer nhưng có sải cánh của một chiếc Boing 747 với hơn 70 m đủ lắp 17.248 tế bào quang điện để nạp điện cho 4 pin lithium polymer. Nguồn điện này sẽ làm quay 4 động cơ cánh quạt (sức mạnh của một chiếc xe máy) đủ kéo máy bay lên không trung.                                    

{keywords}

Cấu tạo của chiếc máy bay Solar Impulse 2. Hình từ Genk.vn

Cũng chính nhờ pin tich lũy điện năng từ ánh sáng mặt trời ban ngày nên Solar Impulse 2 có khả năng thực hiện chuyến bay vào ban đêm. Tuy nhiên, để tích pin cho hoạt động ban đêm, ban ngày máy bay phải được bay trong điều kiện trời nhiều nắng, ít gió. Chính vì vậy, việc chọn thời tiết cho các chặng bay là yếu tố rất quan trọng bên cạnh việc bảo đảm an toàn cho máy bay.

Dự án máy bay bằng năng lượng mặt trời của Solar Impulse được khởi xướng vào năm 2003, với mục tiêu làm phong phú bộ mặt của ngành hàng không hiện tại. Piccard, trong một cuộc nói chuyện với Theverge từng cho biết:"Dự án này cho chúng ta thấy những gì mà con người có thể làm với những loại năng lượng có khả năng tái tạo".

Cuộc hành trình vòng quanh thế giới của Solar Impulse 2 bắt đầu vào ngày 09 tháng 3 năm 2015 và dự kiến sẽ kết thúc ở nơi xuất phát Abu Dhabi, thủ đô Cọng hòa Ả rập (UA).

Trần Minh