Mẫu nhà bếp chữ L tận dụng được góc chết của không gian, tạo ra nhiều khu vực chức năng hơn. Nhờ đó, các thành viên trong gia đình có thể đồng thời nấu nướng mà không cản trở, va đụng vào nhau
Với kiểu thiết kế bếp chữ L, gia chủ có thể bố trí thêm bàn đảo, bàn ăn ở khoảng trống của gian bếp, vừa tạo sự cân đối, vừa tăng thêm nét sang trọng, tiện nghi
Tùy vào sở thích của mỗi gia chủ mà hai nhánh của tủ bếp chữ L được bố trí theo công năng sử dụng khác nhau. Có gia đình thích bố trí nhánh có chiều dài nhỉnh hơn làm nơi đặt luôn cả bồn rửa và bếp nấu. Có gia đình lại tách riêng, nhánh dài hơn đặt bồn rửa, nhánh ngắn hơn đặt bếp nấu.
Tủ bếp chữ L rất phù hợp với những căn hộ nhỏ, thiết kế phòng khách và phòng bếp ngay cạnh nhau
Đối với các căn hộ chung cư không gian hẹp, phần nhánh bếp chữ L còn có thể trở thành một “vách ngăn” để chia tách phòng bếp và phòng khách
Không chỉ tối ưu không gian nấu nướng, tủ bếp chữ L còn góp công rất lớn trong việc lưu trữ, cất giữ các đồ đạc bếp núc. Nhờ vậy, căn bếp sẽ luôn ngăn nắp, gọn gàng
Nếu không muốn dùng tủ có cánh, gia chủ có thể thiết kế các kệ mở. Khi đó, dụng cụ nấu nướng sẽ kiêm luôn vai trò trang trí cho căn bếp thêm bắt mắt, sinh động. Nhược điểm là kệ mở khiến đồ đạc dễ bị bắt bụi, ám dầu mỡ
Khi thiết kế bếp chữ L, nên tính toán các ô chứa những món đồ nội thất cồng kềnh, chiếm nhiều không gian như lò nướng, lò vi sóng, máy rửa bát… Chỉ khi những món đồ này được đặt đúng chỗ, căn bếp mới trở nên gọn gàng
Để tạo điểm nhấn cho mẫu nhà bếp chữ L, có thể biến tấu, kết hợp màu sắc một cách độc đáo cá tính, giúp căn bếp tươi mới, bắt mắt hơn, tạo cảm hứng mỗi khi nấu nướng