Trái với nhận định của nhiều người, máy bay tiếp nhiên liệu KC-46 mới là mẫu phi cơ Không quân Mỹ thèm khát nhất hiện nay, chứ không phải siêu tiêm kích F-35.
Tuần trước, máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-46 Pegasus đã vượt qua một trong hai cột mốc cuối cùng trước khi được đưa vào biên chế hoạt động trong Không quân Mỹ.
Cơ quan Quản lý hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã cấp giấy chứng nhận phi cơ hậu cần, bao gồm cả chức năng tiếp nhiên liệu cho KC-46. Trước đó, mẫu máy bay này từng nhận giấy chứng nhận của FAA về khả năng bay và hiệu suất hoạt động cơ bản. Mặc dù KC-46 vẫn cần được cấp chứng nhận về các chức năng và hệ thống chuyên biệt về quân sự, nhưng máy bay này đã hoàn tất mọi cuộc kiểm tra cần thiết.
Hiện không còn điều gì ngáng trở KC-46 đi vào biên chế hoạt động. Đây là bước tiến tương đối quan trọng đối với một chương trình chỉ mới bắt đầu năm 2011 và thậm chí cuối năm ngoái còn đang vật lộn giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống tái tiếp nhiên liệu của máy bay.
Mẫu máy bay hậu cần KC-46. Ảnh: The National Interest |
Không quân Mỹ hiện dự kiến sẽ nhận được chiếc KC-46 đầu tiên trong tháng này và 17 chiếc máy bay còn lại theo hợp đồng chậm nhất vào tháng 4/2019.
Theo các nguồn tin quân đội Mỹ, KC-46 chủ yếu nhằm thay thế mẫu máy bay hậu cần KC-135 Stratotanker đã già cỗi. KC-46 là phiên bản kế nhiệm, được nâng cấp so với KC-135 xét về lượng nhiên liệu và hàng hóa có thể chuyên chở. Ngoài ra, chi phí bảo trì đối với KC-135 ngày càng cao quá mức.
Boeing đang sản xuất KC-46 theo đơn đặt hàng của Không quân Mỹ. Ảnh: BI |
Kể từ năm 2001, với việc mở rộng các hoạt động đường không khắp toàn cầu nhằm phục vụ cuộc chiến chống khủng bố, phi đội máy bay hậu cần của Không quân Mỹ đã được điều động thường xuyên hơn. Điều đó dẫn đến việc tăng hư hại của đội máy bay này đi kèm phí sửa chữa, bảo trì. Thách thức từ vấn đề phí duy trì cũng là lí do tại sao Không quân Mỹ dự định bắt đầu điều chỉnh cơ cấu phi đội máy bay hậu cần, thông qua việc cho nghỉ hưu 58 chiếc KC-10 Extender dù mẫu phi cơ này mới hơn và tính năng cao hơn KC-135.
Trong khi đó, với 95% các bộ phận của KC-46 giống với máy bay thương mại Boeing 767, chi phí duy trì, sửa chữa và bảo dưỡng nó sẽ thấp hơn so với các mẫu máy bay hậu cần tiền nhiệm.
KC-46 có thể tiếp nhiên liệu cho nhiều máy bay quân sự cùng lúc. Ảnh: International Aviation News |
Với khả năng thực hiện các sứ mệnh tầm xa, công suất chuyên chở lớn cũng như khả năng tiếp nhiên cho nhiều máy bay quân sự cùng lúc, KC-46 sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của các chiến đấu cơ thuộc Không quân, Hải quân và cả Thủy quân lục chiến Mỹ. Ngoài ra, KC-46 cũng có thể hỗ trợ việc tiếp nhiên liệu quan trọng cho các quốc gia đồng minh ở châu Âu, Trung Đông và Đông Á.
Là một trong 4 ưu tiên hàng đầu trong chương trình hiện đại hóa của Không quân Mỹ, KC-46 sẽ dần trở thành nòng cốt trong phi đội máy bay hậu cần gồm 455 chiếc của lực lượng này, hỗ trợ các sứ mệnh quân sự chiến lược của quân đội Mỹ khắp toàn cầu.
Tuấn Anh
Xem 'rồng lửa' Nga khai hỏa trong cuộc tập trận lớn chưa từng có
Hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-400 của Nga được đặt ở chế độ chiến đấu để thực hành tấn công các mục tiêu trong cuộc tập trận có quy mô lớn nhất mà Moscow tổ chức kể từ những năm 1980 đến nay.
Nga âm thầm chế "siêu rồng lửa" hạ đo ván mọi tiêm kích Mỹ
Tình báo phương Tây quả quyết, Nga đã bắt đầu sản xuất hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa mạnh nhất từ trước tới nay, mệnh danh "siêu rồng lửa" S-500.
Tiết lộ động trời về dự án siêu tiêm kích Mỹ
Tài liệu rò rỉ hé lộ, các quan chức cấp cao tham gia phát triển siêu tiêm kích F-35 cho quân đội Mỹ đang che đậy các nhược điểm chết người ở mẫu máy bay này.
Xem dàn chiến đấu cơ 'khủng' TQ dùng để đối phó Mỹ
Trung Quốc thiết kế một loại động cơ cải tiến mới để khiến tiêm kích tàng hình J-20 đạt đẳng cấp thế giới, đủ đối đầu các chiến đấu cơ F-22 hay F-35 của Mỹ.
Chiến đấu cơ đình đám nhất của TQ đi vào hoạt động
Trung Quốc đã đưa chiếc chiến đấu cơ tàng hình mới nhất Chengdu J-20 vào hoạt động.