Không có một bằng chừng khoa học nào cho thấy Mặt trăng từng thoát khỏi sự ảnh hưởng từ Trái đất. Thậm chí, ngay cả khi Trái đất bị Mặt trời phá hủy một phần lớn, thì phải rất lâu sau quỹ đạo của Mặt trăng mới thay đổi được.
Tuy nhiên không thể phủ nhận, hiện nay Mặt trăng đang di chuyển xa Trái đất với tốc độ 4 cm mỗi năm. Sau 50 tỷ năm nữa, Mặt trăng sẽ có quỹ đạo quay quanh Trái đất ở mức cực đại. Khi đó, mỗi tháng sẽ có 47 ngày thay vì 30 ngày như bây giờ.
Mặt trăng đang ngày càng rời xa Trái đất
Đồng thời, thời gian tự quay quanh trục của Trái đất cũng là 47 ngày nên sẽ xảy ra hiện tượng một phía của địa cầu sẽ luôn thấy Mặt trăng, còn phía kia thì không. Nói theo cách khác, từ góc nhìn của con người thì Mặt trăng sẽ ngừng chuyển động. Sẽ không còn hiện tượng thủy triều, mực nước lên xuống do Mặt trăng gây ra. Thay vào đó, Mặt trời sẽ đảm nhận nhiệm vụ này.
Sau khi xoay quanh Trái đất với quỹ đạo cực đại, hiệu ứng sẽ đổi chiều và Mặt trăng dần dần bay trở lại gần Trái đất hơn. Đến một lúc nào đó, chính Mặt trăng sẽ bị “xé nát” do lực hấp dẫn từ Trái đất, chỉ còn lại đám mây bụi hình tròn bay quanh Trái đất.
Tuy nhiên sẽ có rất nhiều biến cố xảy ra trong vòng 50 tỷ năm đó. Ví dụ như Mặt trời sẽ phình to khổng lồ, nuốt chửng cả Trái đất và Mặt trăng. Hoặc có sự kiện nào khác xảy ra trước khi Mặt trời và Trái đất đạt được sự đồng bộ “47 ngày” như đã nói ở trên.
Trường Giang (Theo Forbes)
Phát hiện ra hành tinh mới gần giống với Trái đất
Kính viễn vọng không gian TESS của NASA đã tìm thấy một hành tinh có kích thước tương đương với Trái đất, nằm trong vùng có thể sinh sống được.