Các nhà sử học nghệ thuật đang tìm hiểu một bí mật kiểu "Mật mã Da Vinci" trong đời thực sau khi phát hiện những con số và chữ cái nhỏ xíu trong mắt nàng Mona Lisa trong kiệt tác hội họa cùng tên của Leonardo Da Vinci.
Kiệt tác thời phục Hưng, đã 500 tuổi của danh họa Leonardo Da Vinci luôn bị một lớp màn bí ẩn bao phủ. Thậm chí cho tới ngày ngày, người ta vẫn chưa thể chắc chắn về danh tính thực sự của người phụ nữ với nụ cười huyền bí và quyến rũ trong bức tranh này.
Các thành viên thuộc Ủy ban Di sản văn hóa quốc gia Italia mới đây tiết lộ rằng, chúng ta có thể nhìn thấy các con số và chữ cái trong mắt nàng Mona Lisa bí ẩn bằng cách phóng đại các hình ảnh có độ phân giải cao. "Đối với người trần mắt thịt, các biểu tượng trở thành vô hình nhưng dưới ống kính phóng đại chúng hiện lên rõ mồn một", Silvano Vinceti - chủ tịch của ủy ban nói.
Trong mắt phải của nàng Mona Lisa xuất hiện hai chữ cái LV, có thể là chữ viết tắt cho tên tác giả Leonardo Da Vinci. Tuy nhiên, mắt trái chứa đựng các biểu tượng vẫn chưa được nhận diện. Ông Vinceti cho biết thêm: "Rất khó để làm rõ các biểu tượng nhưng chúng dường như là các chữ cái CE hoặc có thể là chữ cái B. Các bạn nên nhớ rằng bức tranh đã gần 500 tuổi nên nó không còn sắc nét và rõ ràng như lần đầu tiên được vẽ. Trong nhãn cầu có thể là số 72 hoặc có thể là chữ L và số 2".
Kiệt tác hội họa Mona Lisa cũng từng được nhắc đến trong cuốn tiểu thuyết ăn khách "Mật mã Da Vinci" của Dan Brown, vốn được chuyển thể thành bộ phim bom tấn cùng tên của Hollywood với nam tài tử màn bạc Tom Hanks thủ vai chính năm 2006. Nhân vật giáo sư Robert Langdon của Hanks đã giải mã các thông điệp bí ẩn trong bức tranh Mona Lisa và nhiều kiệt tác khác của danh họa Da Vinci như bức tranh "Bữa tiệc ly".
Theo giải thích của ông Vinceti, người đã đích thân tới Paris để nghiên cứu bức tranh tại nơi trưng bày nó - bảo tàng Louvre, các biểu tượng trong mắt nàng Mona Lisa "được che giấu đúng theo kiểu Dan Brown". Ủy ban Di sản văn hóa quốc gia Italia bắt đầu nỗ lực tìm hiểu về các bí mật sau khi một thành viên của ủy ban là Luigi Borgia phát hiện một cuốn sách mốc meo trong một cửa hàng đồ cổ. Cuốn sách 50 năm tuổi đã mô tả việc trong mắt nàng Mona Lisa chứa đầy những ký hiệu và biểu tượng như thế nào.
Ông Vinceti nhấn mạnh: "Chúng tôi chỉ mới bắt đầu cuộc điều tra này và hy vọng để có thể đào sâu hơn vào bí mật này và hé lộ nhiều chi tiết hơn càng sớm càng tốt. Điều này rất đáng chú ý vì không ai từng nhận thấy các biểu tượng này trước đó và từ các tìm hiểu sơ bộ, chúng tôi tin tưởng chúng không phải là kết quả của một sơ suất và đã được chính danh họa cố tình đặt ở đó".
Ông Vinceti nằm trong số những người đề nghị nhà chức trách Pháp cho phép khai quật hài cốt của Da Vinci tại nơi an táng ông ở lâu đài Amboise, thung lũng Loire. Họ muốn xem liệu hộp sọ của vị họa sĩ lừng danh có ở đó, để họ có thể thử tái dựng khuôn mặt của ông và xác định xem liệu kiệt tác Mona Lisa có phải bức chân dung tự họa của Da Vinci như hoài nghi của một số người.
Một số nhà sử học tin rằng, Da Vinci là người đồng tính và rằng tình yêu của ông đối với những thứ khó hiểu đã khiến ông tự họa bản thân như một phụ nữ. Một giả thuyết khác là, Mona Lisa là Lisa Gheradini, vợ của thương gia Florence hoặc thậm chí có thể là mẹ của danh họa.
Ông Vinceti bày tỏ: "Da Vinci đặc biệt chú trọng tới bức Mona Lisa và chúng ta đều biết rằng, trong những năm cuối đời ông đã mang bức họa theo mình đi khắp nơi. Ông không thích xa rời bức họa và thường cất nó trong một chiếc giương an toàn.
Chúng ta cũng biết rằng, Da Vinci là người rất thích sự bí hiểm và từng sử dụng các biểu tượng trong tác phẩm của mình để truyền tải thông điệp. Chúng tôi đã xem xét những bức tranh khác và không tìm thấy bất kỳ con số hoặc chữ cái tương tự.
Các họa sĩ mà chúng tôi đã trò chuyện cũng cho rằng chúng khó có khả năng được đặt ở đó do nhầm lẫn. Vì vậy, chúng tôi tự tin đây chính là một lời nhắn gửi từ Da Vinci và được ông đặc biệt chèn vào đôi mắt của nàng Mona Lisa.
Cái tăng thêm phần bí hiểm là, các biểu tượng nằm ở trong các đồng tử - phần tối nhất của mắt, nên chúng chỉ có thể trở nên vô nghĩa dưới bàn tay ông ấy. Nếu ông ấy muốn chúng được đông đảo nhìn thấy hơn, ông ấy đã đặt chúng vào những phần trắng rõ hơn của mắt.
Câu hỏi đặt ra bây giờ là, chúng hàm ẩn điều gì. Chúng tôi khá tự tin rằng LV có thể là chữ ký của danh họa nhưng những con số và chữ cái khác thì sao? Ai biết liệu đó chúng thậm chí có phải là một thông điệp tình yêu gửi gắm cho nhân vật trong bức tranh hay không".
Mona Lisa là một bức tranh sơn dầu trên thuộc sở hữu của chính phủ Pháp và được biết đến ở Italia, nơi Da Vinci sáng tác nó, với tên La Gioconda. Bức tranh được đánh giá cao và được ca ngợi rộng rãi là kiệt tác hội họa nổi tiếng nhất trên thế giới.
Da Vinci bắt đầu bức Mona Lisa vào năm 1503 hoặc 1504 và hoàn thành nó vào năm 1519, ngay trước khi ông qua đời và sau khi ông chuyển tới Pháp. Tháng 8/1911, một nhân viên người Italia tại tàng Louvre đã đánh cắp bức tranh vì cho rằng nó nên được trả về quê hương Italia. Bức tranh chỉ được trả lại hai năm sau đó sau khi được trưng bày rộng rãi khắp Italia.
Bức Mona Lisa từng hai lần bị tấn công phá hoại vào năm 1956 và kể từ đó đã được đặt dưới các lớp kính chống đạn. Điều này giúp bảo vệ nó khỏi cuộc tấn công gần đây nhất diễn ra năm ngoái, khi một phụ nữ Nga do tức giận vì bị từ chối nhập quốc tịch Pháp đã ném một cốc trà về phía nó và làm vỡ lớp kính.
Các con số và chữ cái trong mắt nàng Mona Lisa không nhìn thấy được bằng mắt thường nhưng có thể xem được dưới kính hiển vi. Ảnh: Corbis. |
Các thành viên thuộc Ủy ban Di sản văn hóa quốc gia Italia mới đây tiết lộ rằng, chúng ta có thể nhìn thấy các con số và chữ cái trong mắt nàng Mona Lisa bí ẩn bằng cách phóng đại các hình ảnh có độ phân giải cao. "Đối với người trần mắt thịt, các biểu tượng trở thành vô hình nhưng dưới ống kính phóng đại chúng hiện lên rõ mồn một", Silvano Vinceti - chủ tịch của ủy ban nói.
Trong mắt phải của nàng Mona Lisa xuất hiện hai chữ cái LV, có thể là chữ viết tắt cho tên tác giả Leonardo Da Vinci. Tuy nhiên, mắt trái chứa đựng các biểu tượng vẫn chưa được nhận diện. Ông Vinceti cho biết thêm: "Rất khó để làm rõ các biểu tượng nhưng chúng dường như là các chữ cái CE hoặc có thể là chữ cái B. Các bạn nên nhớ rằng bức tranh đã gần 500 tuổi nên nó không còn sắc nét và rõ ràng như lần đầu tiên được vẽ. Trong nhãn cầu có thể là số 72 hoặc có thể là chữ L và số 2".
Kiệt tác hội họa Mona Lisa cũng từng được nhắc đến trong cuốn tiểu thuyết ăn khách "Mật mã Da Vinci" của Dan Brown, vốn được chuyển thể thành bộ phim bom tấn cùng tên của Hollywood với nam tài tử màn bạc Tom Hanks thủ vai chính năm 2006. Nhân vật giáo sư Robert Langdon của Hanks đã giải mã các thông điệp bí ẩn trong bức tranh Mona Lisa và nhiều kiệt tác khác của danh họa Da Vinci như bức tranh "Bữa tiệc ly".
Theo giải thích của ông Vinceti, người đã đích thân tới Paris để nghiên cứu bức tranh tại nơi trưng bày nó - bảo tàng Louvre, các biểu tượng trong mắt nàng Mona Lisa "được che giấu đúng theo kiểu Dan Brown". Ủy ban Di sản văn hóa quốc gia Italia bắt đầu nỗ lực tìm hiểu về các bí mật sau khi một thành viên của ủy ban là Luigi Borgia phát hiện một cuốn sách mốc meo trong một cửa hàng đồ cổ. Cuốn sách 50 năm tuổi đã mô tả việc trong mắt nàng Mona Lisa chứa đầy những ký hiệu và biểu tượng như thế nào.
Ông Vinceti nhấn mạnh: "Chúng tôi chỉ mới bắt đầu cuộc điều tra này và hy vọng để có thể đào sâu hơn vào bí mật này và hé lộ nhiều chi tiết hơn càng sớm càng tốt. Điều này rất đáng chú ý vì không ai từng nhận thấy các biểu tượng này trước đó và từ các tìm hiểu sơ bộ, chúng tôi tin tưởng chúng không phải là kết quả của một sơ suất và đã được chính danh họa cố tình đặt ở đó".
Ông Vinceti nằm trong số những người đề nghị nhà chức trách Pháp cho phép khai quật hài cốt của Da Vinci tại nơi an táng ông ở lâu đài Amboise, thung lũng Loire. Họ muốn xem liệu hộp sọ của vị họa sĩ lừng danh có ở đó, để họ có thể thử tái dựng khuôn mặt của ông và xác định xem liệu kiệt tác Mona Lisa có phải bức chân dung tự họa của Da Vinci như hoài nghi của một số người.
Một số nhà sử học tin rằng, Da Vinci là người đồng tính và rằng tình yêu của ông đối với những thứ khó hiểu đã khiến ông tự họa bản thân như một phụ nữ. Một giả thuyết khác là, Mona Lisa là Lisa Gheradini, vợ của thương gia Florence hoặc thậm chí có thể là mẹ của danh họa.
Ông Vinceti bày tỏ: "Da Vinci đặc biệt chú trọng tới bức Mona Lisa và chúng ta đều biết rằng, trong những năm cuối đời ông đã mang bức họa theo mình đi khắp nơi. Ông không thích xa rời bức họa và thường cất nó trong một chiếc giương an toàn.
Chúng ta cũng biết rằng, Da Vinci là người rất thích sự bí hiểm và từng sử dụng các biểu tượng trong tác phẩm của mình để truyền tải thông điệp. Chúng tôi đã xem xét những bức tranh khác và không tìm thấy bất kỳ con số hoặc chữ cái tương tự.
Các họa sĩ mà chúng tôi đã trò chuyện cũng cho rằng chúng khó có khả năng được đặt ở đó do nhầm lẫn. Vì vậy, chúng tôi tự tin đây chính là một lời nhắn gửi từ Da Vinci và được ông đặc biệt chèn vào đôi mắt của nàng Mona Lisa.
Cái tăng thêm phần bí hiểm là, các biểu tượng nằm ở trong các đồng tử - phần tối nhất của mắt, nên chúng chỉ có thể trở nên vô nghĩa dưới bàn tay ông ấy. Nếu ông ấy muốn chúng được đông đảo nhìn thấy hơn, ông ấy đã đặt chúng vào những phần trắng rõ hơn của mắt.
Câu hỏi đặt ra bây giờ là, chúng hàm ẩn điều gì. Chúng tôi khá tự tin rằng LV có thể là chữ ký của danh họa nhưng những con số và chữ cái khác thì sao? Ai biết liệu đó chúng thậm chí có phải là một thông điệp tình yêu gửi gắm cho nhân vật trong bức tranh hay không".
Mona Lisa là một bức tranh sơn dầu trên thuộc sở hữu của chính phủ Pháp và được biết đến ở Italia, nơi Da Vinci sáng tác nó, với tên La Gioconda. Bức tranh được đánh giá cao và được ca ngợi rộng rãi là kiệt tác hội họa nổi tiếng nhất trên thế giới.
Da Vinci bắt đầu bức Mona Lisa vào năm 1503 hoặc 1504 và hoàn thành nó vào năm 1519, ngay trước khi ông qua đời và sau khi ông chuyển tới Pháp. Tháng 8/1911, một nhân viên người Italia tại tàng Louvre đã đánh cắp bức tranh vì cho rằng nó nên được trả về quê hương Italia. Bức tranh chỉ được trả lại hai năm sau đó sau khi được trưng bày rộng rãi khắp Italia.
Bức Mona Lisa từng hai lần bị tấn công phá hoại vào năm 1956 và kể từ đó đã được đặt dưới các lớp kính chống đạn. Điều này giúp bảo vệ nó khỏi cuộc tấn công gần đây nhất diễn ra năm ngoái, khi một phụ nữ Nga do tức giận vì bị từ chối nhập quốc tịch Pháp đã ném một cốc trà về phía nó và làm vỡ lớp kính.
- Thanh Bình