VPBank cho biết qua điều tra ngân hàng phát hiện app VAY TOT credit tự mạo danh là app vay tiền của VPBank yêu cầu khách hàng đóng một khoản phí để được giải ngân tiền.

Thủ đoạn lừa đảo của kẻ gian là gửi thông tin hỗ trợ khoản vay lên tới 1 tỉ đồng, yêu cầu khách hàng nhấn vào link 3iv.cc/Dny5Ddeswmdg để đăng ký vay 70 triệu. Kẻ gian sẽ liên hệ với khách hàng qua số điện thoại cá nhân trên Zalo yêu cầu khách hàng hoàn tất hồ sơ xét duyệt sau đó vào ứng dụng rút tiền về tài khoản của khách hàng.

"Khách hàng vào ứng dụng thực hiện rút tiền thì báo lỗi và kẻ gian gọi điện yêu cầu cung cấp tên, số tài khoản ngân hàng, CMND để sửa giúp. Kẻ lừa đảo tinh vi gửi đến khách hàng 1 Bản điều khoản thay đổi số tài khoản (có dấu đỏ giả mạo con dấu của VPBank) thông báo nạp 10% khoản vay tương đương với 7 triệu đồng để thay đổi số tài khoản (chuyển khoản tới số tài khoản của kẻ lừa đảo) và hứa số tiền này sẽ được hoàn trả vào tài khoản cùng số tiền vay" – VPBank chỉ rõ thủ đoạn.

{keywords}
Khách hàng cần tuyệt đối bảo mật thông tin cá nhân khi giao dịch ngân hàng điện tử

VPBank khẳng định ngân hàng không có dịch vụ cho vay tiền qua app VAY TOT Credit. Đây là quảng cáo giả mạo. Các khoản vay tại VPBank không yêu cầu khách hàng phải thanh toán hay nộp bất kỳ khoản phí kèm theo. Do đó, ngân hàng khuyến nghị khách hàng cần tìm hiểu kỹ, xác thực địa chỉ tin cậy được cung cấp bởi VPBank trên website hoặc app chính thức của ngân hàng. Không truy cập, lựa chọn sử dụng dịch vụ trên các đường link lạ, có dấu hiệu không rõ ràng, bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân…

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều thủ đoạn lừa đảo của tội phạm công nghệ nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của khách hàng liên tục được các ngân hàng thương mại cảnh báo. Dù vậy, thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, được thay đổi, cập nhật liên tục nên vẫn có nhiều khách hàng bị lừa.

Vừa qua, Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) cũng cho hay thời gian gần đây có nhiều phản ánh từ khách hàng về việc bị một số đối tượng sử dụng hình ảnh của CIC để tư vấn cấp tín dụng, cung cấp báo cáo thông tin tín dụng giả mạo có thu phí qua đường bưu điện. Thậm chí, trên một số trang mạng xã hội còn chào mời sử dụng các dịch vụ sửa, xóa thông tin nợ xấu.

Để tạo sự tin tưởng, đối tượng lừa đảo sử dụng tên, website công ty, địa chỉ email gần giống với CIC để thực hiện hành vi lừa đảo như: CYC, Trung tâm hỗ trợ CIC, Ngân hàng CIC, ứng dụng CIC Credit Conect (thiếu chữ "n" trong từ Connect trong ứng dụng của CIC)... Cá biệt, một số đối tượng lừa mạo danh cán bộ CIC (dùng điện thoại, hoặc gửi email, tin nhắn zalo…) thông báo khách hàng được vay vốn với lãi suất ưu đãi, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân (chứng minh thư, sổ hộ khẩu) để được hỗ trợ cho vay, sau đó yêu cầu khách hàng trả phí để được vay vốn…

Một số đối tượng mạo danh CIC, gửi thư qua đường bưu điện cho khách hàng để cung cấp báo cáo tín dụng cá nhân và yêu cầu khách hàng thanh toán phí. Theo CIC, đơn vị này chưa bao giờ thực hiện các chương trình tặng quà, gửi thông tin tín dụng tới khách hàng, thu phí để hỗ trợ vay vốn… Mọi hành vi mạo danh CIC để lừa đảo khách hàng là vi phạm pháp luật, khách hàng cần cảnh giác để tránh bị mất tiền oan.

(Theo Người Lao Động)

Liên tục bị tin nhắn mạo danh ngân hàng tấn công, người dùng cần làm gì?

Liên tục bị tin nhắn mạo danh ngân hàng tấn công, người dùng cần làm gì?

Nhiều tin nhắn lừa đảo đang được gửi dồn dập đến khách hàng. Không ít người đã vô tình "sập bẫy" vì tin rằng đây là tin nhắn hệ thống của các ngân hàng.