Lời tòa soạn: Không gian mạng dần dần đã không còn “ảo” nữa khi nhà nhà, người người đang dành rất nhiều thời gian cho mạng. Lẽ tất yếu, trên đó giờ không chỉ có lời hay ý đẹp, mà cũng đang bị ô nhiễm bởi tràn ngập những hành động bêu rếu, xúc phạm nhau, thậm chí cả ăn cắp, lừa đảo lẫn nhau…

Mọi thứ “lệch chuẩn” đó còn dễ dàng phát tán trên không gian mạng hơn bởi pháp luật và các công cụ quản lý còn chưa bao phủ được hết “cuộc sống” còn khá mới này.

Báo VietNamNet triển khai loạt bài có chủ đề "Dọn sạch không gian mạng" với mong muốn nêu ra những thực trạng đau lòng về sự ô nhiễm của cuộc sống mạng, tìm ra nguyên nhân lý giải và nhất là gợi mở cách thức để quản lý cũng như kêu gọi mọi người cùng chung tay xây dựng một không gian mạng sạch sẽ, văn minh và lành mạnh để mỗi chúng ta và con em chúng ta đều được “sống đẹp” dù ở bất cứ đâu, trên mạng hay trong đời thật. 

Từng là nạn nhân của những công kích trên mạng xã hội sau cái bắt tay với ông Nguyễn Đức Chung khi kết thúc phiên tòa xử cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, thẩm phán Trương Việt Toàn (Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội) có những trao đổi thẳng thắn với VietNamNet.

Theo ông Toàn, mạng xã hội là cộng đồng lớn, không loại trừ việc có người đăng tải những thông tin bịa đặt, mang tính vu khống và dường như càng làm vậy họ càng thu hút người xem.

{keywords}
Thẩm phán Trương Việt Toàn

Vì mạng xã hội là một cộng đồng lớn nên về mặt ứng xử cần chuẩn mực.

Đứng ở góc độ pháp luật, đã có những văn bản pháp quy điều chỉnh, các nghị định hướng dẫn và xử phạt hành chính đối với những người dùng mạng xã hội bịa đặt, vu khống, thông tin sai sự thật.

Ở tính chất, mức độ cao hơn nữa, Bộ luật Hình sự cũng có một số tội danh như Tội Vu khống... Nếu thông tin đưa ra là vu khống thì người bị xúc phạm danh dự nhân phẩm hoàn toàn có quyền thu thập các tài liệu gửi cho cơ quan công an đề nghị xem xét.

Ngoài ra, nếu dùng mạng xã hội để đăng tải những thông tin xâm phạm quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức nhà nước thì Bộ luật Hình sự cũng có tội danh quy định là lợi dụng mạng xã hội để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân.

Ông Trương Việt Toàn cho rằng, vấn đề đặt ra là khâu xử lý. Việc áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ đối với những nội dung đăng tải trên mạng xã hội khó khăn nên việc xử lý có thể sẽ chậm hơn bình thường.

Trên thực tế, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã từng xét xử bị cáo có hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức.

"Các cơ quan quản lý Việt Nam đã lường trước những vấn đề phát sinh trong xã hội và đã có chế tài để xử lý. Luật quy định đầy đủ, vấn đề là ở quy trình xử lý như thế nào", lời ông Trương Việt Toàn.


Rác mạng: Từ livestream chửi nhau đến đánh, bắn nhau ngoài đời

Rác mạng: Từ livestream chửi nhau đến đánh, bắn nhau ngoài đời

Những buổi livestream nghìn like với đủ bình luận kích động khiến không ít giang hồ mạng ảo tưởng, từ thỏa sức chửi rủa, nhục mạ người khác đến manh động hẹn nhau quyết chiến, thậm chí bắn nhau ngoài đời. 

T.Nhung