Mặc dù được gọi là mạng liên kết xã hội, nhưng dường như Twitter và Facebook đang đe dọa phá vỡ các mối liên kết quan hệ xã hội hiện nay.
Tiến sĩ Sherry Turkle, thuộc Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ), lo ngại rằng công nghệ đang đe dọa thống trị đời sống của chúng ta, làm chúng ta trở nên cô lập hơn và "ít con người hơn". Giáo sư Turkle thậm chí còn mô tả việc sử dụng các trang mạng xã hội là một dạng “điên rồ hiện đại”.
Được coi là một công cụ giúp mọi người liên lạc với nhau tiện lợi hơn, nhưng công nghệ đang khiến chúng ta trở nên cô lập với những giao tiếp trong thế giới thực và khiến chúng ta trở nên vô cảm hơn với những người xung quanh.
Tờ Daily Mail dẫn lời giáo sư Turkle nhận định, mạng xã hội có thể làm cho chúng ta phát điên. Bà Turkle đưa ra ví dụ về "hành vi bệnh lý” mà bà đã từng tận mắt chứng kiến, như việc những người vừa đưa tang đám ma, vừa kiểm tra iPhone của họ.
Trong một cuốn sách mang tên Alone Together vừa xuất bản mới đây, tiến sĩ Turkle đã kêu gọi người dân nên bớt thời gian dành cho các trang mạng xã hội như Twitter hay Facebook. Thay vào đó, chúng ta nên tằng cường các hoạt động giao tiếp trong xã hội thực.
Một số học giả khác tại Mỹ cũng đã lên tiếng chỉ trích xu hướng ngày càng phụ thuộc vào các hoạt động trên Internet. Tiến sĩ William Kist, thuộc trường Đại học Ohio, đã lên án việc một cô gái có tên là Simone Back đưa bức thư tuyệt mệnh của mình lên Facebook trước khi tự tử ngay sau đó.
Mặc dù vậy, những người ủng hộ Twitter và Facebook cho rằng các phương tiện kết nối xã hội này có rất nhiều lợi ích, ví dụ như giúp mọi người ở những vùng xa xôi có thể dễ dàng liên lạc với nhau.
Các nhà học giả ở Mỹ đang lên tiếng chỉ trích việc giao tiếp với nhau bằng nhắn tin và qua mạng xã hội. Ảnh: Alamy. |
Được coi là một công cụ giúp mọi người liên lạc với nhau tiện lợi hơn, nhưng công nghệ đang khiến chúng ta trở nên cô lập với những giao tiếp trong thế giới thực và khiến chúng ta trở nên vô cảm hơn với những người xung quanh.
Tờ Daily Mail dẫn lời giáo sư Turkle nhận định, mạng xã hội có thể làm cho chúng ta phát điên. Bà Turkle đưa ra ví dụ về "hành vi bệnh lý” mà bà đã từng tận mắt chứng kiến, như việc những người vừa đưa tang đám ma, vừa kiểm tra iPhone của họ.
Trong một cuốn sách mang tên Alone Together vừa xuất bản mới đây, tiến sĩ Turkle đã kêu gọi người dân nên bớt thời gian dành cho các trang mạng xã hội như Twitter hay Facebook. Thay vào đó, chúng ta nên tằng cường các hoạt động giao tiếp trong xã hội thực.
Một số học giả khác tại Mỹ cũng đã lên tiếng chỉ trích xu hướng ngày càng phụ thuộc vào các hoạt động trên Internet. Tiến sĩ William Kist, thuộc trường Đại học Ohio, đã lên án việc một cô gái có tên là Simone Back đưa bức thư tuyệt mệnh của mình lên Facebook trước khi tự tử ngay sau đó.
Mặc dù vậy, những người ủng hộ Twitter và Facebook cho rằng các phương tiện kết nối xã hội này có rất nhiều lợi ích, ví dụ như giúp mọi người ở những vùng xa xôi có thể dễ dàng liên lạc với nhau.
- Hà Hương