- Bệnh nhân được chuyển đến viện khi đã sốc nhiễm độc, suy gan, suy thận nặng, rối loạn đông máu trầm trọng, tiên lượng rất xấu.

BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết, khoa đang tích cực điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Tiến M. (28 tuổi, Mộc Châu, Sơn La), bị biến chứng nặng sau khi tự ý dùng thuốc chứa corticoid chữa thủy đậu.

Nhìn cậu con trai nằm bất động trên giường, bà Dung khóc nức nở từng hồi. Bà cho biết, từ đầu tuần, khi thấy con trai xuất hiện các mụn nước li ti kèm sốt, gia đình nghĩ là phản ứng phụ do uống thuốc điều trị viêm phế quản gần 1 tháng ròng. Sau đó, M. tự đi mua thuốc về uống, trong đó có kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc Medrol 16mg (1 loại corticoid).

{keywords}
Dù được điều trị tích cực 3 ngày qua nhưng tình trạng bệnh nhân vẫn rất nguy kịch


Tuy nhiên 2 ngày sau, tình trạng sốt tăng dần, đau họng, đau người, các nốt bọng nước to dần. Khi đến BV đa khoa huyện Mộc Châu khám, BS chẩn đoán bệnh nhân biến bị chứng nặng do thủy đậu, chỉ định dùng kháng sinh, thuốc bọc niêm mạc dạ dày.

Sau điều trị 1 ngày không đỡ, bệnh nhân tiếp tục xuất hiện bọng nước toàn thân, to hơn bình thường nên được chuyển lên BV Bệnh nhiệt đới ngày 11/5.

Theo BS Cấp, khi đến viện, bệnh nhân có các ban phỏng nước dạng thủy đậu toàn thân, sốc nhiễm độc, suy gan, suy thận nặng, rối loạn đông máu trầm trọng, mạch rất chậm, xuất huyết trong nốt phỏng, tiên lượng nguy cơ tử vong cao. Gia đình đang có ý định xin về.

Từ đầu năm đến nay, đã có 1 trường hợp tử vong do thủy đậu tại BV Bệnh nhiệt đới, cũng liên quan đến việc tự mua thuốc điều trị có chứa corticoid.

Theo BS Cấp, các thuốc chứa corticoid giúp giảm viêm nhưng có thể gây giảm miễn dịch, khiến virus bùng phát mạnh mẽ hơn. Dù là bệnh lành tính, song bác sĩ khuyến cáo người dân không tự ý mua thuốc uống khi mắc thủy đậu. Khi nổi mụn nước nghi thủy đậu, bệnh nhân cần đi khám để được chẩn đoán, hướng dẫn điều trị kịp thời.

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do virus varicella zoster. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, những người chưa được tiêm phòng, người có hệ miễn dịch yếu hoặc chưa hoàn thiện, nhất là trẻ nhỏ, người già và thai phụ.

Khi mắc bệnh, mụn nước rải rác từ trên đầu xuống chân, mụn rất nhỏ. Nếu mụn nước mọc nhanh, to hơn bình thường, người bệnh mệt hơn thì nên đến viện càng sớm càng tốt.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh ở tuần 13-20 tuần có nguy cơ sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi (dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, trẻ sơ sinh mắc chứng đầu nhỏ...). Trẻ sơ sinh bị thủy đậu lây truyền từ mẹ diễn biến cũng rất nghiêm trọng, tỉ lệ tử vong lên đến 30%.

Thủy đậu - bệnh lành tính… chẳng lành

Thủy đậu - bệnh lành tính… chẳng lành

 Trẻ em từ 1 - 10 tuổi là đối tượng tấn công chính của thủy đậu. Sau 10 - 14 ngày ủ bệnh, trẻ không được chăm sóc chu đáo và đúng cách có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh thủy đậu là bệnh như thế nào?

Bệnh thủy đậu là bệnh như thế nào?

Thủy đậu là một trong số những bệnh ngoài da dễ mắc phải, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bởi vậy, bạn nên biết bệnh thủy đậu là gì?

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bạn đã biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng của bệnh như thế nào chưa?

Khi trẻ bị thủy đậu cần kiêng những gì?

Khi trẻ bị thủy đậu cần kiêng những gì?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm với biểu hiện nổi mụn nước trên mặt và toàn thân mà dân gian còn gọi là bỏng rạ.

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh thủy đậu

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu rất dễ lâu lan truyền giữa người sang người qua đường hô hấp và qua các vật dụng, chính vì thế rất dễ phát triển thành dịch. 

Thúy Hạnh