Sông Thu Bồn (Quảng Nam) bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh, bồi đắp phù sa cho các huyện Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên trước khi chảy qua phố cổ Hội An và đổ ra biển cửa Đại.

Tại dòng sông này, ngày 11 và 12/2 âm lịch năm nay (13 và 14/3), dự kiến sẽ diễn ra lễ hội bà Thu Bồn thu hút hàng nghìn người dân khắp nơi đổ về.

Bà Thu Bồn là một nữ tướng

Theo tài liệu để đề nghị đưa lễ hội bà Thu Bồn vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, dân gian truyền rằng, bà Thu Bồn vốn là một nữ tướng dòng thế phiệt trâm anh. Có nhiều truyền thuyết, huyền tích, giai thoại đề cập đến sự hiển linh của bà Thu Bồn. Đó là hoá thân của vợ, hay con gái đồng trinh của một vị tướng hay vua Mây, vua Lồi, vua Chàm, vua Việt...

Bà có mái tóc đẹp, rất dài, trong một cuộc chiến, quân của bà thất thế phải rút lui, trên đường đi, tóc của bà vướng vào cây cối bên đường làm bà ngã ngựa tử trận và gieo mình xuống sông Thu Bồn. Đến làng Thu Bồn, thi hài bà tràn ngập hương thơm và dừng lại, không chịu rời làng theo dòng nước. 

{keywords}
Cụ Lịch nhẹ nhàng lấy sắc phong của bà được đặt ngay ngắn trên gian thờ xuống

Nhân dân kính phục đức hy sinh cao cả và sự linh hiển, phò trợ của bà nên làm lễ an táng và thiết trí lăng mộ, miếu đền thờ tự bà một cách quy mô, trang trọng, với đầy đủ y phục, voi, ngựa, người hầu, nghi trượng, pháp khí... Tuy nhiên, đáng tiếc đến nay đã bị thất tán nhiều.

Trong tín ngưỡng dân gian của cư dân sinh sống trên lưu vực sông Thu Bồn cho rằng bà Thu Bồn là hóa thân của bà mẹ xứ sở - Thiên Y A Na Diễn Phi Chúa Ngọc (bà Chúa Ngọc). Theo kết quả khảo sát từ đầu thế kỷ XX của Hội Folklore Đông Dương, của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp và các bậc cao niên ở làng hiện nay, bà Chúa Ngọc đã từng hiện diện chính thức trong lăng Bà và phía trước lăng, còn có cả hai miếu của Nhị vị công tử (cậu Quý, cậu Tài)...

Dưới thời triều Nguyễn, các vua Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định… đều ban sắc phong tặng cho bà là “Hồng nhân Phổ tế Linh ứng Thượng đẳng thần”.

Được vua ban Sắc phong

Men theo con đường cạnh dòng sông Thu Bồn, chúng tôi tìm đến nhà cụ ông Thái Văn Lịch (92 tuổi, thôn Thu Bồn Đông, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên), người đang giữ một sắc phong dành cho bà Thu Bồn dưới triều Nguyễn.

{keywords}
 
{keywords}
Sắc phong được đặt trong một hộp gỗ dài hơn 1 mét, rộng khoảng 10cm, được khóa lại bằng một chốt lẫy bằng sắt.
{keywords}
 
{keywords}
Tờ sắc phong có màu vàng, được vẽ họa tiết rồng và mây màu bạc, trên tờ sắc phong là các dòng chữ hán và con dấu của vua

Mặc dù đã 92 tuổi nhưng cụ rất minh mẫn, giọng hào sảng kể những câu chuyện về lễ hội Bà Thu Bồn được tổ chức vào ngày 11 và 12/2 (âm lịch) hàng năm, đặc biệt là sắc phong của vua dành cho bà.

Trong bộ áo dài, cụ Lịch thắp nén nhang trên bàn thờ, nhẹ nhàng lấy sắc phong được đặt ngay ngắn trên gian thờ xuống.

Sắc phong được đặt trong một hộp gỗ dài hơn 1 mét, rộng khoảng 10cm, được khóa bằng một chốt lẫy sắt. Trên hộp gỗ được phủ một lớp vải đỏ. Khi mở hộp gỗ, bên trong là một cuộn giấy màu vàng, cụ Lịch nâng tờ sắc phong lên và trưng ra cho chúng tôi thấy.

Tờ sắc phong có màu vàng, được vẽ họa tiết rồng và mây màu bạc. Trên tờ sắc phong là các dòng chữ hán và con dấu của vua. Sắc phong có dòng chữ dịch “Hồng nhân Phổ tế Linh ứng Thượng đẳng thần” được ban từ đời vua Minh Mạng, và được dân làng gìn giữ đến hôm nay.

{keywords}
 
{keywords}
Lăng bà được xây dựng bên sông Thu Bồn

Cụ Lịch cho biết, sắc phong này được cụ giữ từ năm 2001. Người giữ sắc phong được nhân dân bầu lên, là người có uy tín trong làng.

“Cứ đến lễ của bà, người dân khắp nơi đổ về hành hương về dự lễ. Lễ này thuộc dạng lớn nhất trong vùng, đó là một ngày hội lớn”, cụ Lịch nói.

Du khách đổ về rất đông

Tạm biệt cụ Lịch, chúng tôi tiếp tục đến với lăng của bà Thu Bồn. Lăng bà được xây dựng bên sông Thu Bồn, rộng khoảng 35m vuông. Trước lăng có một mái điện để tiếp khách. Trong lăng được thiết kế như một ngôi đình. Ngôi mộ của bà được đặt chính giữa, xung quanh là lộng, hai bên có các binh khí được làm bằng gỗ để trên giá.

Cô Thanh, người được làng giao trọng trách quản lý lăng của bà cho hay, những năm chưa có dịch, hầu như ngày nào cũng có khách đến đây thắp hương cho bà.

“Những thời điểm như Tết, lễ của bà vào tháng 2 âm lịch hoặc cuối năm người dân đổ về đây rất đông”, cô Thanh nói.

{keywords}
Trong lăng được thiết kế như một ngôi đình. Ngôi mộ của bà được đặt chính giữa, xung quanh là lộng, hai bên có các binh khí được làm bằng gỗ để trên giá
{keywords}
Anh Đỗ Như Châu (40 tuổi, ở TP Hội An) cho biết, anh năm nào ít nhất cũng hai lần đến thắp hương cho bà. 

Anh Đỗ Như Châu (40 tuổi, ở TP Hội An) cho biết, anh năm nào ít nhất cũng hai lần đến thắp hương cho bà. 

“Tôi đã đến đây từ năm 2011. Mỗi năm tôi đều đến để thắp hương vào cuối và đầu mỗi năm để cầu sức khỏe, cuộc sống của gia đình, bản thân được hạnh phúc. Tôi hy vọng nơi đây sẽ phát triển thành một khu du lịch tâm linh để mọi người biết đến nhiều hơn...”, anh Châu tâm sự.

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Duy Xuyên Nguyễn Thị Ngọc Hải cho biết, hàng năm, cứ vào ngày 11 và 12/2 âm lịch, địa phương sẽ tổ chức lễ hội bà Thu Bồn tại xã Duy Tân.

"Hai năm qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lễ hội bà Thu Bồn tổ chức quy mô nhỏ, chỉ dưới 50 người. Dự kiến năm nay, chúng tôi sẽ tổ chức một lễ lớn cộng với việc rước bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội bà Thu Bồn", bà Hải thông tin.

Công Sáng

Rét căm căm, nghìn người đội mưa trẩy hội chùa Hương

Rét căm căm, nghìn người đội mưa trẩy hội chùa Hương

Trời rét căm căm, hàng nghìn du khách vẫn đội mưa, đi thuyền đến khu vực Bến Trò để lên chùa vãn cảnh, lễ Phật ở chùa Hương (xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội).